Xuất bản thông tin

null Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nội dung:

Tên nhiệm vụ

Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổ chức chủ trì

Trường Đại Học Cần Thơ

Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cơ quan chủ quản

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cơ quan cấp kinh phí

Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp

Cấp quản lý nhiệm vụ

Cấp Tỉnh

Chủ nhiệm nhiệm vụ

PGS. TS. Nguyễn Văn Sánh

Lĩnh vực nghiên cứu

50703. Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị - Quy hoạch phát triển vùng.

Thời gian thực hiện

(Bắt đầu từ…)

04/2018 – 09/2018

Kinh phí

2.016 tr đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ

Mục tiêu tổng quát:

 - Góp phần tăng thêm nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, tiên tiến, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu vùng theo mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ của 03 tỉnh. Sự phát triển Tiểu vùng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông, thủy sản; nguồn nước cho các địa phương trong vùng.

 - Tạo sự thống nhất trong liên kết quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội của 03 tỉnh: Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang; quản lý tài nguyên bền vững Tiều vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế; khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh của Tiểu vùng.

Mục tiêu cụ thể:

 - Phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu vùng Đồng Tháp Mười thông qua phát triển hệ thống chuỗi giá trị ngành hàng nông sản đặc trưng và có thương hiệu; phát triển dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có liên quan.

 - Bảo tồn và khai thác hợp lý đa dạng sinh học, hệ sinh thái đất ngập nước và rừng tràm, thông qua quy hoạch sinh thái rừng tràm Đồng Tháp Mười

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính

 - Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sản xuất khoai môn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

 - Nội dung 2: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh khoai môn tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

 + Nghiên cứu thử nghiệm cân đối dinh dưỡng phân bón, quản lý nước, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và cải thiện chất lượng đất và môi trường nước.

 + Đánh giá sự đa dạng di truyền các giống khoai chủ lực của huyện Lấp Vò.

 + Vi nhân giống khoai môn.

 + Nghiên cứu biện pháp phòng trị một số dịch hại quan trọng trên cây khoai môn.

 - Nội dung 3: Xây dựng quy trình sơ chế, bảo quản khoai môn.

 - Nội dung 4: Sử dụng hiệu quả phụ phẩm từ cây khoai môn để làm thức ăn chăn nuôi.

 - Nội dung 5: Xây dựng mô hình thâm canh cây khoai môn có hiệu quả kinh tế cao.

 - Nội dung 6: Tổ chức hội thảo để cung cấp thông tin và nhận phản hồi từ nông dân và cán bộ kỹ thuật của địa phương về kết quả nghiên cứu của đề tài.

 - Nội dung 7: Tổng hợp kết quả viết báo cáo và báo cáo nghiệm thu đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháo thống kê mô tả; phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA); phân tích hồi qui đa biến; phân tích mô hình PEST (Chính sách thể chế - Political; Kinh tế - Economic; Xã hội – Social và Kỹ thuật – Technological) và phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter, phân tích ma trận SWOT; phân tích và so sánh hiệu quả tài chính; sử dụng thang đo likert để đánh giá những cải thiện trong khâu tiêu thụ; điều tra, khảo sát hiện trạng ( các thí nghiệm ngoài đồng); phân tích mẫu đất, nước, củ khoai môn (trong phòng thí nghiệm);…

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến

 - Báo cáo khoa học tổng kết.

 - Quy trình sản xuất giống cây khoai môn bằng phương pháp in vitro.

 - Quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây khoai môn có hiệu quả kinh tế cao.

 - Quy trình sơ chế, bảo quản khoai môn.

 - Quy trình sử dụng phụ phẩm cây khoai môn.

 - Mô hình thâm canh cây khoai môn có hiệu quả kinh tế cao.

 - Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây khoai môn có hiệu quả kinh tế cao.

 - Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sơ chế, bảo quản khoai môn.

 - Bài báo khoa học trên tập chí khoa học có ISSN: 04 bài báo.

 - Đào tạo: 05 Đại học, 05 Thạc sỹ

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh, Sở Công thương Tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, nông dân trồng khoai môn.

Từ khoá

Sản xuất thâm canh, Sơ chế, bảo quản, khoai môn,…

Nơi lưu trữ

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp, số 23, đường 26/3, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Ký hiệu kho

DTP-2019-028

Trạng thái

Đang tiến hành