Xuất bản thông tin

null Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lao mắc mới và đặc điểm gen học vi khuẩn lao tại tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung:

Tên nhiệm vụ

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lao mắc mới và đặc điểm gen học vi khuẩn lao tại tỉnh Đồng Tháp.

Tổ chức chủ trì

Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cơ quan chủ quản

Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp

Cơ quan cấp kinh phí

Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp

Cấp quản lý nhiệm vụ

Cấp Tỉnh

Chủ nhiệm nhiệm vụ

BS.TS. Trần Ngọc Dung

Lĩnh vực nghiên cứu

30207. Hệ hô hấp và các bệnh liên quan

Thời gian thực hiện

(Bắt đầu từ…)

12/2019 – 11/2022

Kinh phí

5.099 tr đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ

 - Xác định tỷ lệ lao mắc mới, lao kháng thuốc và đặc điểm dịch tễ học của lao mới, lao kháng thuốc ở người từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018 – 2019.

 - Mô tả đặc điểm gen học và tính đột biến kháng thuốc lao của các chủng vi khuẩn lao phân lập ở người mắc lao mới AFB (+), lao kháng thuốc AFB (+) và mối liên quan giữa đặc điểm gen học và tính kháng thuốc của vi khuẩn lao tại Đồng Tháp.

 - Đánh giá kết quả điều trị lao mắc mới, lao đa kháng thuốc và tìm hiểu mối liên quan đến kết quả điều trị.

 - Đề xuất biện pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ lao mắc mới cho tỉnh Đồng Tháp.

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính

Giai đoạn 1:

 - Nội dung 1: Thu dung bệnh nhân lao mới tại các tổ lao của tỉnh Đồng Tháp.

 - Nội dung 2: Điều trị bệnh nhân lao mắc mới, lao kháng thuốc phát hiện được qua điều tra.

 - Nội dung 3: Xử lý số liệu, phân tích thống kê và viết báo cáo kết quả giai đoạn 1.

 - Nội dung 4: Thu thập mẫu chủng vi khuẩn lao mới phân lập được từ các đối tượng mắc lao mới các loại     chiết tách DNA chủng vi khuẩn lao được chọn      chuẩn bị mẫu cho giai đoạn II: Xác định đặc điểm gen học vi khuẩn lao tỉnh Đồng Tháp.

Giai đoạn 2:

 - Nội dung 1: Phân tích đặc điểm gen học các nhóm mẫu vi khuẩn lao đã thu thập theo quy trình đã thống nhất (giai đoạn 1).

 - Nội dung 2: Phân tích một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm gen học vi khuẩn lao với tỷ lệ lao mới và kết quả điều trị lao mới. Đề xuất một số giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ mắc lao mới cho tỉnh Đồng Tháp.

 - Nội dung 3: Viết báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (giai đoạn 1 và 2).

 - Nội dung 4: Nghiệm thu đề tài (gồm nghiệm thu cơ sở tại đơn vị chủ trì và nghiệm thu chính thức tại đơn vị chủ quan).

Phương pháp nghiên cứu

  - Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang phân tích; Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ, tất cả bệnh nhân đến khám thỏa tiêu chuẩn chọn sẽ được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu ước lượng; Tiêu chuẩn chọn: người dân từ 15 tuổi trở lên có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ mắc lao chưa được điều trị bất kỳ thuốc chống lao nào.

 - Điều tra dịch tễ học bệnh lao tại tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp điều tra thụ động: dựa vào việc thu nhận bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ mắc lao đến khám tại các tổ lao của huyện, thị xã, và bệnh viện Phổi Đồng Tháp; thông qua khám lâm sàng (chụp phim X quang ngực và xét nghiệm soi tươi đờm tìm vi khuẩn lao) và sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng (sử dụng một số kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử như gen Xpert, nuôi cấy MGIT, kháng sinh đồ…) để chuẩn đoán xác định đối tượng mắc lao.

Điều trị bệnh nhân lao theo 02 nhóm đối tượng:

 - Đối tượng lao mới: Thực hiện điều trị bệnh nhân lao mới với thuốc chống lao hàng thứ 1, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân lao phổi mới theo “Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao” ban hành kèm quyết định số 3126/QĐ-BYT ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 - Đối tượng lao đa kháng thuốc: Sử dụng phác đồ điều trị lao đa kháng thuốc mà Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Tháp đang áp dụng, theo dõi và đánh giá kết quả sau 20 tháng điều trị.

    Đánh giá kết quả điều trị lao mới theo “Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao” của Bộ Y tế năm 2018; khi kết thúc điều trị, các chỉ số đánh giá kết quả điều trị dựa trên khuyến cáo của WHO.

  Áp dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới (NGS: next generation sequencing) để phân tích gen các chủng vi khuẩn lao đã chọn: Kỹ thuật giải trình tự gen trên máy MiSeq – Illumina; Kết quả sẽ được đổi chiếu với cơ sở dữ liệu SITVIT2.

  Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm thống kê y học SPSS 18.0; một số phần mềm phân tích dữ liệu gen (tin sinh học) chuyên dụng.

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến

 - Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả đề tài.

 - Báo cáo tình hình phát hiện mắc mới lao, lao kháng thuốc của tỉnh Đồng Tháp.

 - Báo cáo về đặc điểm dòng/dưới dòng vi khuẩn lao tại tỉnh Đồng Tháp.

 - Đề xuất biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm giảm dần tỷ lệ mắc mới trong cộng đồng tỉnh Đồng Tháp.

 - 01 bài báo khoa học trên Tạp chí Y dược học Cần Thơ/Tạp chí lao và bệnh phổi Trung Ương.

 - Đào tạo: 01 Tiến sĩ.

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến

 - Bộ môn lao, Trường Đại học Y dược Cần Thơ: làm tài liệu tham khảo đưa vào bài giảng bộ mô lao cho sinh viên, học viên sau đại học chuyên ngành lao và bệnh phổi.

 - Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Tháp: sử dụng làm tài liệu tham khảo, ứng dụng trong triển khai các kỹ thuật phát hiện, sàng lọc, điều trị bệnh nhân lao tại tỉnh Đồng Tháp.

  - Sở Y tế Đồng Tháp: Lưu trữ tài liệu, phổ biến cho các cơ sở y tế trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

 - Văn phòng đại diện Chương trình chống lao quốc gia khu vực TNB: lưu trữ tài liệu, phổ biến cho các tỉnh trong địa bàn quản lý, ứng dụng triển khai quy trình nghiên cứu cho các tỉnh trong khu vực.

Từ khoá

Dịch tễ học; lao mắc mới; Gen học; Vi khuẩn…

Nơi lưu trữ

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp, số 23, đường 26/3, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Ký hiệu kho

DTP-2019-038

Trạng thái

Đang tiến hành