Xuất bản thông tin

null Sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa Hán Nôm tỉnh Đồng Tháp

Nội dung:

Số đăng ký KQ

     05/2020/KQNC.ĐTCT

Tên nhiệm vụ

     Sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa Hán Nôm tỉnh Đồng Tháp

Tổ chức chủ trì

     Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì

     Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cơ quan chủ quản

     Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

Cơ quan cấp kinh phí

     Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp

Cấp quản lý nhiệm vụ

    Cấp Tỉnh

Chủ nhiệm nhiệm vụ

    PGS.TS. Lê Giang

Lĩnh vực nghiên cứu

    602. Ngôn ngữ học và văn học

Số trang

    517 tr đồng

Thời gian thực hiện

(Bắt đầu từ…)

    01/2016 – 12/2017

Kinh phí

     738.2 tr đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ

   - Điều tra khảo sát, sưu tầm, thống kê và phân loại các di sản văn hoá Hán Nôm trong tỉnh Đồng Tháp tại các địa bàn huyện Hồng Ngự, TX Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, TP Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, TP Sa Đéc, Châu Thành.

- Phiên dịch các tài liệu Hán Nôm đã sưu tầm được từ công tác điền dã tại tỉnh Đồng Tháp và nguồn tư liệu khác ở trong nước nếu có. Đồng thời đây là công tác cơ bản nhất của công trình nhằm tạo nguồn tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo của địa phương.

- Tuy nhiên đề tài cũng bước đầu nghiên cứu một vài nét về văn hoá của tỉnh Đồng Tháp xưa/nay thông qua tư liệu Hán Nôm đã sưu tầm, khẳng định thêm bản sắc văn hoá Hán Nôm tại địa phương.

- Sau khi nghiệm thu, đề tài có thể tiếp tục tiến hành biên soạn công trình tư liệu Hán Nôm tỉnh Đồng Tháp làm tư liệu tham khảo và giảng dạy trong các cơ quan văn hoá, các trường đại học…

- Thông qua việc khảo sát thực địa, công tác điền dã tư liệu Hán Nôm, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hán Nôm, giáo dục tinh thần giữ gìn bản sắc văn hoá, nêu cao tinh thần truyền thống dân tộc tại địa phương.

Kết quả nghiên cứu

- Đề tài đã tiến hành sưu tầm điền dã tư liệu Hán Nôm ở 12 huyện thị thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp, gồm: TX Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, TP Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, TP Sa Đéc, Châu Thành. Đã sao chụp tư liệu tại 308 cơ sở đình, chùa, lăng miếu, nhà dân. Trong đó các loại hình tư liệu như sau: 424 bàn thờ/bài vị; 24 bảng chữ; 37 văn bia, bia mộ; 1292 biển ngạch, hoành phi; 1892 câu đối; 99 sắc phong, 66 sách; 70 tranh chữ; 16 bài văn tế; 20 mộ tháp; 127 mộc bản; 27 kệ, thơ. Tổng cộng lên đến 4096 đơn vị tư liệu Hán Nôm. Các tư liệu này được chụp ảnh lưu giữ và xử lý hình ảnh. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành sao chụp tư liệu Hán Nôm các bộ lịch sử hiện được lưu trữ tại thư viện Hán Nôm Hà Nội và các thư viện khác tại thành phồ Hồ Chí Minh.

- Đề tài đã tiến hành phiên dịch toàn bộ số tư liệu Hán Nôm hoành phi, câu đối, bài vị, bàn thờ, bia tháp, bia mộ... được sưu tầm tại 308 cơ sở đình, chùa, lăng miếu, nhà dân... trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đây cũng là nhiệm vụ chính của đề tài. Vì bởi tiến hành phiên dịch tư liệu là bước đầu tiên và tiên quyết cho việc tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề văn hoá, lịch sử có liên quan đến tư liệu Hán Nôm của tỉnh nhà. Các bản dịch nhìn chung đều đạt chất lượng tốt, chú giải kỹ càng, đảm bảo độ chính xác và khoa học.

- Đề tài cũng đã bước đầu tiến hành nghiên cứu một số vấn đề về văn hoá, văn học, lịch sử liên quan đến tỉnh Đồng Tháp. Các nghiên cứu tập trung giải quyết một vài góc cạnh đáng chú ý và có giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của hoành phi đối liên, văn bia, nhân vật, chữ Nôm... trong các cơ sở di tích văn hoá lịch sử Hán Nôm tại tỉnh. Những nghiên cứu này sẽ là những bổ khuyết cho những mảng trống trong nghiên cứu văn hoá lịch sử của tỉnh, đồng thời gợi mở tiếp những nghiên cứu về sau.

Từ khoá

    Hán Nôm; di sản; văn hóa; Đồng Tháp; lịch sử;…

Nơi lưu trữ

    Phòng Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp, số 23, đường 26/3, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Ký hiệu kho

    DTP-2020-005

Trạng thái

    Đã nghiệm thu