Xuất bản thông tin

null Sập bẫy tín dụng đen với hình thức vay tiền qua App

Chi tiết bài viết TTGDNN Tin nổi bật

Sập bẫy tín dụng đen với hình thức vay tiền qua App

Vay qua App thực chất là hình thức cho vay tín chấp, người vay không cần tài sản thế chấp, người (tổ chức) cho vay dựa vào uy tín, thu nhập và khả năng chi trả của người vay để quyết định hạn mức cho vay. Tuy nhiên hình thức này hiện đang biến tướng sang hình thức tín dụng đen với lãi suất cao

Chỉ với một số từ khóa đơn giản như: “vay siêu tốc”, “vay online”,... dễ dàng bắt gặp hàng chục trang web và ứng dụng xuất hiện trên của hàng ứng dụng điện thoại.

Zalo

Đừng biến mình trở thành nạn nhân của tín dụng đen

Nhiều ứng dụng cho vay với lãi suất 2,5%/ngày tương đương 17,5%/tuần, 75%/tháng và lên đến 912,5%/năm. Trong khi đó Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: ”... lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác...” , nếu lãi suất cao hơn gấp 5 lần lãi suất theo Bộ luật dân sự sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cho vay nặng lãi (Theo điều 201 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017). Nhưng với những lời mời chào hấp dẫn về sự tiện dụng và nhanh chóng của loại hình vay tiền này thì không ít người đã trở thành nạn nhân và phải gồng gánh trả tiền lãi lẫn vốn, một số trường hợp cá nhân vay của ứng dụng này để đắp vào ứng dụng khác và cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con và cuối cùng số tiền phải trả lớn hơn gấp nhiều lần số tiền thực nhận.

Hiện nay một số ứng dụng đã lách luật về quy định lãi suất bằng cách để mức lãi suất rất thấp và tăng các khoản phí lên rất cao, về bản chất thì cũng không thay đổi, số tiền thực nhận và số tiền vay vẫn sẽ bị chênh lệch đáng kể do phải chịu các khoản phí có phần vô lý, mặc số tiền bị phạt nếu quá hạn là rất lớn, và sẽ tăng từng ngày do được tính bằng cộng dồn số tiền phạt và tiền vốn.

Zalo

Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnamnet.vn

Ban đầu các ứng dụng này cam kết sẽ bảo mật thông tin người cho vay đồng thời yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ và hình ảnh cá nhân khi của người vay, tuy nhiên đây chính là công cụ để bên phía cho vay khủng bố tinh thần con nợ. Đến thời hạn trả mà con nợ chưa trả số tiền nợ thì các chủ nợ sẽ dựa vào những thông tin có được để liên tục khủng bố tinh thần, đe dọa con nợ và người thân của họ. Với hành động này các tổ chức cho vay đã vi phạm các quy định của pháp luật về cho vay và thu hồi nợ.

Thông tư 18/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam có quy định rõ:

- Nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ.

- Không nhắc, đòi nợ, gửi thông tin với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ.

- Bảo mật thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Bộ Công an chủ trương đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý nghiêm với loại tội phạm này. Do đó, khi vay người vay cần sáng suốt lựa chọn các công ty tín dụng chính thống, có uy tín với các điều khoản cho vay rõ ràng. Tuyệt đối không cho phép các ứng dụng này truy cập vào danh bạ, các tài khoản mạng xã hội cá nhân... không để ảnh hưởng đến gia đình, người thân, cơ quan, tô chức. Nếu không may mắc bẫy và bị đe dọa hành hung, khủng bố tinh thần thì cá nhân, tổ chức vay nợ cần thu thập chứng cứ, tài liệu sớm trình báo với cơ quan chức năng và cơ quan công an./.

Nguồn: Phòng An ninh mạng Công an Đồng Tháp

BBT