Xuất bản thông tin

null Thuận Kiều hội quán – giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất

Chi tiết bài viết Tin tức

Thuận Kiều hội quán – giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất

Ra mắt vào đầu năm 2021, khi dịch bệnh Covid -19 bùng phát, phải hạn chế việc lưu thông và tập trung đông người, tuy nhiên, bằng sự linh hoạt của Ban Chủ nhiệm, Thuận Kiều Hội quán vẫn duy trì hoạt động, qua hơn 01 năm hoạt động, thành viên Hội quán đã thay đổi tư duy sản xuất.

Trong suốt thời gian dịch bệnh, tất cả các thông tin về chủ trương chính sách mới liên quan đến sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật trồng, cây giống, cung cầu thị trường, định hướng sản xuất đều được các thành viên trao đổi trên nhóm zalo Thuận Kiều hội quán. Đây là cách là Ban Chủ nhiệm hội quán duy trì việc trao đổi thông tin giữa các thành viên hội quán. Khi dịch bệnh giảm, Hội quán luôn duy trì họp lệ hàng tháng để cùng nhau trao đổi trực tiếp lẫn nhau, điều đáng phấn khởi nhất là đã làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp kinh tế nông nghiệp thị trường, hàng hóa, lấy chất lượng là tiên phong. Ông Nguyễn Văn Điền, thành viên hội quán cho biết, Đốc Binh Kiều lúc trước chủ yếu là trồng lúa, nông dân mới chuyển sang trồng vườn vài năm gần đây nên phần lớn không nắm vững kỹ thuật trồng cũng như khó khăn khi tìm đầu ra, khi tham gia vào hội quán, thì được tiếp cận thông tin từ các nhà khoa học, hướng dẫn mình như thế nào để nó phù hợp với sản xuất nông nghiệp sạch, rút kinh nghiệm được chia sẽ, được trao đổi với nhau để vận dụng trên mảnh vườn của mình, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất kinh tế nông nghiệp.

Khó khăn nhất của hội quán là nhiều thành viên còn hạn chế về nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, việc tham gia các cuộc họp cũng chưa đầy đủ, để giải quyết 02 khó khăn này, Hội quán đã thành lập tổ hùn vốn xoay vòng, mỗi thành viên sẽ góp vốn 300.000đ/tháng. Từ hiệu quả thiết thực khi tham gia vào hội quán nên từ 28 thành viên ban đầu, hiện tại, hội quán đã tăng thêm 06 thành viên. Tham gia vào hội quán sau khi ra mắt gần 01 năm, khi chúng tôi hỏi lý do không tham gia từ khi mới ra mắt, Ông Phạm Văn Ân chia sẻ, khi hội quán thành lập, ấp, xã cũng vận động tham gia nhưng Ông nghĩ rằng, tham gia hội quán không mang lại lợi ích mà còn mất thời gian vì Ông cũng chỉ có 04 công chanh, nhưng Ông có người họ hàng cũng tham gia, thấy hiệu quả nên rủ Ông tham gia, nên Ông đi, khi đến sinh hoạt hội quán, Ông được hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ thay phân hoá học, cách thức bón phân, xịt thuốc, đăng ký mã vạch, mã vùng, rồi hướng dẫn mua bán, vô hội quán giúp Ông thay đổi rất nhiều, Ông nói vui, phải biết vậy vô hội quán sớm hơn.

Mỗi lần sinh hoạt, hội quán được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, cùng nhau tìm hiểu xu thế sản xuất của thế giới nên đã từng bước liên kết để sản xuất tập thể, sản xuất sản phẩm an toàn, hiện tại, hội quán đã thành lập được 03 tổ mã vùng mã vạch, các tổ viên sẽ cùng nhau thực hiện theo quy trình sản xuất theo yêu cầu để được cấp mã vùng mã vạch, nhắc nhở giám sát lẫn nhau để sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Ông Huỳnh Văn Bằng, Chủ nhiệm Thuận Kiều hội quán, xã Đốc Binh Kiều, cho biết, thời gian tới tất cả các thành viên của hội quán sẽ tập trung sản xuất theo quy trình, để được cấp mã vùng, mã vạch, sản xuất ra sản phẩm xanh, sạch, đẹp để cùng nhau bán ra nước ngoài, bán chung tập thể cho hội quán.

Ngoài đề ra mục tiêu là được công nhận mã vùng, mã vạch, mua chung, bán chung, các thành viên hội quán đang từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất trong thời đại sản xuất công nghệ số như hiện nay.

Bt + Hình: Thuý Ly