Xuất bản thông tin

null Đánh giá chứng cứ tại tòa phúc thẩm

CHUYỂN ĐỔI SỐ VKS_HOATDONGNGANH

Đánh giá chứng cứ tại tòa phúc thẩm

Kiểm sát viên cấp phúc thẩm cũng đã nhạy bén, vận dụng lý lẽ, chứng cứ để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát huyện là có căn cứ, thuyết phục được Hội đồng xét xử chấp nhận...

= = =

Thời gian qua, TAND tỉnh Đồng Tháp mở phiên tòa dân sự phúc thẩm xét xử đối với vụ án “Tranh chấp về hợp đồng chuyển mua bán tài sản” giữa nguyên đơn bà Nguyễn Văn Niên với bị đơn Phạm Văn Phương.

Nội dung vụ án:

Ông Niên và ông Phương có thỏa thuận miệng với nhau về việc mua bán lúa, cụ thể: Ngày 24, 25/02/2020, ông Niên đã bán cho ông Phương 04 xe tải lúa, 01 kg giá 4.400đ, giao lúa tại bến của ông Phương, ông Niên đã giao cho ông Phương 04 xe tải lúa, ông Phương trả tiền cho ông Niên 03 xe lúa, còn xe thứ tư ông Niên giao cho ông Phương 27.310kg x 4.400đ = 120.164.000đ, ông Niên nói ông Phương chưa trả tiền, còn ông Phương nói đã trả tiền rồi nên hai bên xảy ra tranh chấp, ông Niên báo vụ việc đến Công an xã. Tại biên bản ghi lời khai ngày 05/3/2020 tại Công an xã, ông Phương trình bày: “...Đến khi nghe ông Niên nói ông còn thiếu chuyến xe lúa 27.360kg thì ông mới biết là Phong có đưa hay chưa, ông có nhờ anh Tới đưa tiền xe 25.230kg mà không biết họ có đưa hay không và ông có đưa cho họ hay không ông cũng không nhớ. Hiện tại, ông đang suy nghĩ là xe 27.360kg và xe 25.230kg ông có đưa tiền cho họ trả hay không thì ông không nhớ, vì công chuyện của ông quá lu bu”. Do ông Phương không đồng ý trả tiền mua bán lúa nên ông đã khởi kiện đến Tòa án huyện.

Quyết định của tòa án cấp sơ thẩm

Không chấp nhận yêu cầu của ông Niên về việc yêu cầu ông Phương trả 120.164.000đ tiền mua bán lúa.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Niên kháng cáo và Viện kiểm sát huyện kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Niên.

Kiểm sát viên – nghiên cứu hồ sơ trước khi tham gia phiên tòa

Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký và những người tham gia tố tụng. Đồng thời, Kiểm sát viên đã căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, diễn biến và kết quả tranh tụng tại phiên tòa; tích cực tham gia hỏi để làm rõ nội dung của vụ án, trên cơ đó đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát huyện, chấp nhận yêu cầu của ông Niên, buộc ông Phương trả cho ông Niên 120.164.000đ tiền mua bán lúa.

Qua nội dung vụ án và kết quả xét xử phúc thẩm nêu trên cho thấy.

Việc mua bán lúa giữa nguyên và bị đơn không có giấy tờ, hai bên chỉ thỏa thuận miệng, khi xảy ra tranh chấp thì các bên phải có nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ. Người làm chứng không xác định chính xác việc ông Phương có trả tiền cho ông Niên. Tuy nhiên, ông Niên đã chứng minh được ông Phương chưa trả tiền cho mình là lời thừa nhận của ông Phương tại Công an xã, đây là chứng cứ không phải chứng minh, theo quy định tại Điều 91, 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Kiểm sát viên cấp phúc thẩm cũng đã nhạy bén, vận dụng lý lẽ, chứng cứ để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát huyện là có căn cứ, thuyết phục được Hội đồng xét xử chấp nhận.

 

= = =

Kiểm sát viên bảo vệ kháng nghị tại tòa phúc thẩm

Thời gian qua, TAND tỉnh Đồng Tháp mở phiên tòa dân sự phúc thẩm xét xử đối với vụ án “Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn bà Võ Thái Ngọc với bị đơn Nguyễn Văn Nghiêm.

Nội dung vụ án

Phần đất tranh chấp có nguồn gốc là của ông Nghiêm và bà Nhung. Ngày 26/6/2014, Nghiêm và bà Nhung chuyển nhượng cho ông Ngọc chiều ngang 4,5m, dài 10,1m, (DT là 45,4m2) hai bên có viết “Tờ mua bán”, giá chuyển nhượng là 5.000.000đ và đã trả đủ tiền.

Khi viết tờ mua bán hai bên có thỏa thuận miệng là bán hết phần đất bãi bồi tiếp giáp với sông Cửu Long, diện tích 59,8m2 (4,5m, x 13,27m), đất này do gia đình ông quản lý, sử dụng làm nhà tạm và trồng hoa màu. Khi ông Ngọc đến gặp vợ chồng ông Nghiêm, bà Nhung yêu cầu làm thủ tục sang tên và xác nhận đất đã chuyển nhượng phần đất bãi bồi, thì ông Nghiêm, bà Nhung chỉ đồng ý sang tên chuyển nhượng phần đất đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, còn phần đất bãi bồi chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì nói là không có chuyển nhượng nên hai bên xảy ra tranh chấp.

Quyết định của tòa án cấp sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của ông Ngọc. Công nhận cho ông Ngọc diện tích 45,4m2 theo nội dung tờ mua bán ngày 26/6/2014 và 59,8m2 đất bãi bồi.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn Nghiêm kháng cáo sửa án sơ thẩm theo hướng công nhận QSDĐ cho ông đối với diện tích 59,8m2 đất bãi bồi. Viện KSND kháng nghị sửa án theo hướng không công nhận diện tích 59,8m2 đất bãi bồi cho Ngọc.

Kiểm sát viên – nghiên cứu hồ sơ trước khi tham gia phiên tòa

Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký và những người tham gia tố tụng. Đồng thời, Kiểm sát viên đã căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, diễn biến và kết quả tranh tụng tại phiên tòa; tích cực tham gia hỏi để làm rõ nội dung của vụ án đối với diện tích 59,8m2 đất bãi bồi là do Nhà nước quản lý nên vận dụng các quy định của pháp luật về đất đai, trên cơ đó đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát huyện, không công nhận diện tích 59,8m2 đất bãi bồi cho cả nguyên và bị đơn vì đây là đất công thuộc Nhà nước quản lý.

Qua nội dung vụ án và kết quả xét xử nêu trên cho thấy.

Diện tích 59,8m2 đất bãi bồi hình thành trong tự nhiên, nguyên và bị đơn đều không bồi đắp, tôn tạo và sử dụng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại công nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là chưa đúng thẩm quyền mà thẩm quyền giao đất này thuộc về UBND huyện sẽ cấp cho cá nhân, tổ chức nào đủ điều kiện theo Điều 100, 101 Luật đất đai.

Kiểm sát viên cấp phúc thẩm đã nhạy bén, vận dụng lý lẽ, chứng cứ và đưa ra các quy định của pháp luật thuyết phục được Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát cấp huyện.

                                                              Trung Đến - Phòng 9, Viện KSND tỉnh Đồng Tháp