Xuất bản thông tin

null Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm do vị phạm tố tụng

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGNGANH

Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm do vị phạm tố tụng

= = = = = 

 

Vào ngày 04/11/2010, ông Em và ông Chính có cầm cố cho ông Thông quyền sử dụng đất (QSDĐ) 03 công tầm cắt (khoảng 3.900m2) đất trồng lúa tọa lạc tại xã A, huyện H, tỉnh Đồng Tháp, với số vàng 55 chỉ 24 kara 9999, thời hạn là 03 năm đến ngày 04/11/2013 thì chuộc lại đất. Đã quá hạn chuộc lại đất mà ông Em và ông Chính chưa chuộc lại đất. Hiện nay phần đất này bị Chi cục thi hành án dân sự huyện H ra Quyết định kê biên để thi hành án. Nay ông yêu cầu ông Em và ông Chính liên đới trả cho ông 55 chỉ vàng 24 kara 9999, thì ông trả lại QSDĐ. Ông Em không tham dự các phiên họp kiểm tra, giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nhưng có bản khai nêu ý kiên của mình.

Bản án dân sự sơ thẩm số 43/2019/DS-ST ngày 26/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Hồng Ngự, tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn ông Thông; Tuyên bố hợp đồng dân sự cầm cố quyền sử dụng đất theo “TỜ CẦM ĐẤT” đề ngày “4/11/2010”, giữa ông Thông với ông Em và ông Chính (“Tờ cầm đất” đề ngày “4.11.2010A1” của ông Hưởng và “Tờ thuê đất” đề ngày “8/6/2007” của ông Chính) vô hiệu… Buộc ông Thông trả lại cho ông Em quyền sử dụng đất.

Sau khi xét xử sơ thẩm thì ông Em, ông Chính kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm ngày 26/11/2019. Lý do của việc kháng cáo, việc cầm cố đất cho ông Thông là do cha chúng tôi tên Hưởng thực hiện với ông Thông, có làm “Tờ cầm đất’’ ngày 04/11/2010AL. Ông Hưởng đã nhận đủ vàng của ông Thông.

Dựa trên các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì Tờ cầm đất, ngày 04/10/2010 ông Em có cầm cho ông Thông đất ruộng tổng 03 công tầm cắt với số vàng là 5,5 cây vàng, thời hạn 03 năm từ ngày 04/11/2010 đến 04/11/2013, ông Em ký tên với ông Thông (người nhận cố đất), Có dòng chữ “tôi Chính có cầm một công đất”. Ông Em thừa nhận năm 2010 có cầm cố cho ông Thông quyền sử dụng đất 02 công đất với giá là 40 chỉ vàng. Phần đất này cho ông xin thời gian sau này làm có tiên ông chuộc lại. Ông Chính thừa nhận ông có cầm cố cho ông Thông quyền sử dụng đất 01 công với giá là 15 chỉ vàng. Đến nay có phần liên quan đến việc chia thừa kế của cha ông với cô út ông là bà Lý. Ông Thông yêu cầu ông trả lại 15 chỉ vàng, do ông chưa có thừa hưởng phần đất này nên ông không thống nhất trả lại cho ông Thông 15 chỉ vàng. Vì việc cầm cố đất ông Thông không chỉ riêng ông mà là tất cả các ông em của ông phải có trách trả.

Tòa sơ thẩm căn cứ Điều 116, 117, 122, 131 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 167 luật đất đai năm 2013, xác định hợp đồng cầm cố QSDĐ là vô hiệu, nên buộc ông Em trả số vàng 40 chỉ vàng 24 kara và ông Chính trả 15 chỉ vàng 24 kara và ông Thông trả lại QSDĐ.

Xét thấy, hợp đồng cầm cố đất cho ông Thông là do cụ Hưởng thực hiện với ông Thông, có làm “Tờ cầm đất’’ ngày 04/11/2010AL. Cụ Hưởng đã nhận đủ vàng của ông Thông. Sau đó năm 2018, cụ Hưởng chết không để lại di chúc, ông Em biết sự việc nên đã ký vào tờ cố đất do ông Thông yêu cầu (Ban nhân dân ấp xác nhận vào ngày 04/01/2019), vì ông Thông biết các thửa đất của cụ Hưởng đã chuyển tên lại cho ông Em đại diện hộ gia đình đứng tên quyền sử dụng. Tòa án sơ thẩm tuyên bố hợp đồng vô hiệu, buộc cá nhân ông Em và ông Chính chịu trách nhiệm là ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của ông Em và ông Chính, vì cụ Hưởng nhận vàng và đã chết thì những đồng thừa kế của ông Hưởng phải có trách nhiệm đối với ông Hưởng đã chết.

Tại phiên tòa, các đương sự xác định cụ Hưởng là người trực tiếp nhận 40 chỉ vàng 24k và trong thời kỳ ông Chính sống chung trong nhà với cụ Hưởng có nhận 15 chỉ vàng 24k nên cần phải đưa các con của cụ Hưởng là đồng thừa kế quyền và nghĩa vụ của cụ Hưởng vào tham gia tố tụng để xác định trách nhiệm đối với yêu cầu ông Thông. Vì ông Em đứng tên giấy chứng nhận QSDĐ là đại diện cho hộ gia đình có 09 người ông em, di sản của cụ Hưởng để lại chưa chia, để xác định nghĩa vụ trả tiền cố đất cho ông Thông.

Đề xuất của Kiểm sát viên được phân công tham gia xét xử đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm; chấp nhận kháng cáo của các bị đơn.

Qua vụ án trên cho thấy, cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là chưa đầy đủ căn cứ, cần phải đưa những người thừa kế của cụ Hưởng vào tham gia tố tụng đảm bảo tính khách quan và toàn diện vụ án.

Đặng Phước Dư, Phòng 9 – Viện KSND tỉnh Đồng Tháp