Xuất bản thông tin

null Một số vấn đề phối hợp thực hiện xem xét thẩm định tại chỗ liên quan đến quyền sử dụng đất

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGNGANH

Một số vấn đề phối hợp thực hiện xem xét thẩm định tại chỗ liên quan đến quyền sử dụng đất

Xem xét thẩm định tại chỗ (XXTĐTC) là một trong những biện pháp xác minh thu thập chứng cứ do Tòa án thực hiện

= = = = =

 

ảnh minh hoạ

Xem xét thẩm định tại chỗ (XXTĐTC) là một trong những biện pháp xác minh thu thập chứng cứ do Tòa án thực hiện, có sự tham gia chứng kiến của đại diện UBND hoặc cơ quan, tổ chức quản lý nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định  nhằm giúp cho cơ quan tố tụng xác định chính xác diện tích, thửa đất có tranh chấp, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, để việc xem xét thẩm định tại chỗ được diễn ra một cách suông sẻ, thuận lợi, có sự gắn kết, hỗ trợ của các ngành hữu quan mà cụ thể là Phòng Tài nguyên và môi trường hay Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi chung là cơ quan đo đạc) với Tòa án thì tại địa phương đã và đang áp dụng những phương án sau đây nhằm tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chuyên môn với nhau, cụ thể như sau:

  1. Khảo sát đất tranh chấp:

Thẩm phán có nhiệm vụ mời đương sự, đại diện chính quyền địa phương tham gia cùng với cán bộ kỹ tuận khảo sát trước hiện trạng những phần đất tranh chấp có vị trí phức tạp, để đương sự xác định chính xác vị trí đất, tài sản gắn lền trên đất, bàn giao mốc trên thực tế; Thẩm phán phải thống nhất với cán bộ kỹ thuật về tỷ lệ của bản vẽ để dễ xem sơ đồ và những vùng tranh chấp nào cần phải vẽ phóng to để thuận tiện cho việc thi hành án.

Cán bộ kỹ thuật phải chủ động trao đổi trước về nghiệp vụ liên quan đến thửa đất cần đo để Thẩm phán nắm vững cách thức đo, bảo đảm việc XXTĐTC chính xác, những vẫn đề vướng mắc về chuyên môn trong quản lý đất đai cần phải được thống nhất xử lý trước khi đo đạc và bàn bạc kế hoạch để việc tiến hành XXTĐTC nhanh chóng đạt yêu cầu đề ra.

  1. Tổ chức XXTĐTC

Thẩm phán chịu trách nhiệm mời người có QSDĐ liền kề với ranh đất tranh chấp để xác định ranh giới quyền sử dụng đất khi XXTĐTC; mang sơ đồ đến chisnhq uyền địa phương xác nhận kết quả đo đạc (ký xác nhận vào sơ đồ với tư cách là người chứng kiến) và yêu cầu đại diện của đương sự trong vụ án ký tên xác nhận đã xem sơ đồ. Quá trình đo đạc, Thẩm phán phải trực tiếp xử lý những yêu cầu phát sinh ngay tại thực địa theo đề nghị của cán bộ kỹ thuật như thống nhất các vị trí cần thể hiện mốc gửi bảo đảm việc phân chia đất, xác định ranh đất rõ ràng để thi hành án, làm rõ các tài sản nào trên đất cần đo vẽ thể hiện trên sơ đồ và chịu trách nhiệm về vị trí ranh đất liền kề với đất tranh chấp.

  1. Đối với cán bộ kỹ thuật

Cán bộ kỹ thuật của cơ quan đo đạc phải đo đúng theo yêu cầu của Thẩm phán để giải quyết vụ án, đồng thời cũng phải đo thêm theo sự chỉ ranh và yêu cầu của các đương sự (khi được sự thống nhất của Thẩm phán). Nếu đương sự không hợp tác, Tòa án phải mời đương sự để giải thích theo quy định của pháp luật thì chỉ hoãn việc XXTĐTC (tối đa là hoãn 02 lần), không được từ chối đo với lý do đương sự không chỉ ranh đất hoặc chỉ ranh lấn chiếm qua đất của người khác. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật đo, số liệu về kích thước, mốc gửi (điểm gửi phải cố định lâu dài); liên hệ với cơ quan chuyên môn để cung cấp số thửa, số tờ bản đồ phần đất đã đo đạc, nếu không thể cung cấp được số liệu này thì phải có văn bản ý kiến nêu rõ lý do để làm cơ sở giải quyết vụ án.

Cán bộ kỹ thuật khi lập hồ sơ hiện trạng đất tranh chấp phải thể hiện luôn mốc gửi; đối với phần đất thể hiện nhiều mốc gửi, chồng chéo nhau thì có thể lập sơ đồ mốc riêng biệt nhưng in thêm 01 bản vẽ sơ đồ có mốc gửi để thi hành án.

  1. Đối với bản vẽ sơ đồ, sơ đồ mốc gửi:

Bản vẽ sơ đồ phải đúng hình thể đất thực tế, trong sơ đồ cần thể hiện đầy đủ tài sản, vật kiến trúc có trên đất tranh chấp để khi phân chia đất không gây thiệt hại tài sản của đương sự. Cách ghi tên bản vẽ là: Sơ đồ đo đạc đất tranh chấp, kèm theo biên bản XXTĐTC ngày, tháng, năm cụ thể (Sơ đồ ghi ngày vẽ phải trùng khớp với ngày lập biên bản XXTĐTC). Đối với những phần diện tích đất tranh chấp nhỏ, kích thước cạnh ngăn thì phải vẽ phóng to cho dễ nhìn. Số liệu về kích thức đo ghi ngày trên các cạnh của hình vẽ. Trong thời hạn nhất định phải cung cấp kết quả đo đạc nhưng cần xuất bản vẽ sơ bộ giao cho Thẩm phán xem trước, nếu thống nhất thì trong vòng 03 ngày làm việc phải chính thức ban hành sơ đồ.

5. Đo, vẽ bổ sung vào sơ đồ:

Thẩm phán phối hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật trong việc lập sơ đồ, bảo đảm đúng yêu cầu giải quyết vụ án nhưng đề nghị vẽ lại chi tiết vị trí đất khi Tòa án điều chỉnh phân chia đất, xác định lại đường ranh đất hoặc tiến hành XXTĐTC lại để xét xử phúc thẩm.

  1. Việc đo đạc đất ruộng

Đối với đất ruộng khi đo đạc phải thực hiện việc gửi mốc trên thực địa đầy đủ để đảm bảo thi hành án như gửi vào các trụ đá, góc của một số thửa ruộng lân cận, đồng thời gửi trực tiếp vào các góc của thửa đất đang đo đạc. Sơ đồ thể hiện đầy đủ rõ ràng vị trí, kích thước của các bờ ranh, bờ đê, đường nước tưới tiếu (chiều ngang, chiều dài) trong từng thửa đất.

  1. Phối với giữa Thẩm phán và Kiểm sát viên

Đối với những vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai có sự phức tạp về tính chất vụ án lẫn con người. Thẩm phán cần chủ động liên hệ với Kiểm sát viên, sắp xếp thời gian để cùng tham gia thẩm định. Kiểm sát viên cần bám sát hiện trạng đất ngay từ thời điểm ban đầu, phối hợp với Thẩm phán đối với những trường hợp phát sinh trong quá trình giải quyết đồng thời báo cáo với lãnh đạo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Xem xét, thẩm định tại chỗ là biện pháp trong quá trình tố tụng nhằm thu thập tài liệu chứng cứ của Tòa án, chứng minh cho quyền khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau để công tác xét xử của Tòa án được đảm bảo, là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

Ngọc Oanh – Viện KSND thành phố Hồng Ngự