Xuất bản thông tin

null Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại VKSND tỉnh Đồng Tháp – Thực trạng và giải pháp

CHUYỂN ĐỔI SỐ VKS_HOATDONGNGANH

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại VKSND tỉnh Đồng Tháp – Thực trạng và giải pháp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được xác định là một trong những nhiệm vụ then chốt, quan trọng

= = =

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân (VKSND tỉnh Đồng Tháp), công tác này đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, tạo tiền đề cho các bước tiếp theo trong công tác tổ chức cán bộ.

 

ảnh minh hoạ

 

Trong công tác này, Phòng Tổ chức cán bộ đã tham mưu Lãnh đạo đơn vị thực hiện nghiêm một số công việc sau:

- Khảo sát, cử công chức đăng ký, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn do VKSND tối cao và các cơ sở đào tạo có uy tín tổ chức. Quán triệt công chức khi tham gia các lớp đào tạo phải thật sự nghiêm túc, đầu tư nghiên cứu, tiếp thu và vận có hiệu quả để kiến thức đã học vào công việc hàng ngày.

- Tăng cường thực hiện các hình thức đào tạo tại chỗ: đây là nhiệm vụ được xác định cần thực hiện thường xuyên và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí đào tạo. VKSND tỉnh Đồng Tháp đã linh động kết hợp thực hiện công tác đào tạo tại chỗ với luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức. Thực hiện phương châm “ba trong một”, thực hiện một công việc nhưng đạt được ba mục tiêu.

- Hằng năm, chỉ đạo mỗi khâu công tác phải rà soát, tổng hợp xây dựng chuyên đề với những nội dung chính sau: đánh giá những công việc đã đạt được; những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại và đề ra những giải pháp khắc phục… để tổ chức tập huấn cho tất cả công chức trong Ngành biết, học tập và kịp thời khắc phục những tồn tại đã được chỉ ra.

- Tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy để đưa đi đào tạo trình độ lý luận chính trị cho công chức. Đảm bảo sự chủ động, sẵn sàng về các yêu cầu về điều kiện trình độ lý luận chính trị của công chức khi thực hiện quy trình bổ nhiệm.

Qua thực tế thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, VKSND tỉnh Đồng Tháp gặp phải một số khó khăn như sau:

- Vẫn còn xảy ra tình trạng công chức không tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã đăng ký.

- Việc huy động các nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhất là cho công chức tham gia các lớp đào tạo sau đại học ngoài nguồn kinh phí đào tạo còn nhiều khó khăn.

- Kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức thực tế của đội ngũ giảng viên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát còn hạn chế; thiếu công tác thực tiễn, kinh nghiệm. Chương trình, giáo trình, tài liệu ít cập nhật, chưa kịp thời đổi mới với từng đợt đào tạo, còn nặng về lý thuyết; chưa quan tâm nhiều đến kỹ năng của kiểm sát viên, nhất là kỹ năng THQCT, KSĐT, KSXX tại phiên tòa nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng sau khi được đào tạo của công chức.

- Một số Thủ trưởng đơn vị trực thuộc chưa khuyến khích hoặc không tạo điều kiện về thời gian, công việc để công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

- Công tác đào tạo tại chỗ chưa đạt được hiệu quả tương xứng, một số đơn vị chưa mạnh dạn thực hiện thay đổi vị trí công tác đối với các trường hợp phải chuyển đổi vị trí theo quy định.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, Phòng TCCB đề xuất thực hiện một số nội dung sau:

 - Quán triệt Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc quan tâm, tạo điều kiện cho các trường hợp đã đăng ký phải cố gắng sắp xếp công việc để tham gia lớp học hoặc cử người khác thay thế để nắm được nội dung kiến thức của chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Hạn chế tối đa tình trạng hoãn lớp học quá nhiều lần hoặc không có người thay thế.

- Lựa chọn, triển khai thực hiện các hình thức đào tạo tại chỗ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi đơn vị nhằm phát huy, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đồng thời củng cố thêm tình đoàn kết, tăng cường hiệu quả giải quyết công việc, giảm thiểu chi phí đào tạo. Một số hình thức đào tạo tại chỗ như: kèm cặp tại chỗ, đào tạo trên công việc; phân công cán bộ, Kiểm sát viên có kinh nghiệm truyền đạt, hướng dẫn cán bộ trẻ; luân chuyển công việc, chuyển đổi vị trí công tác; tổ chức thảo luận tập thể; tham gia các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ ngắn hạn, các lớp tập huấn về nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thông qua hình thức truyền hình trực tuyến hoặc các phiên tòa rút kinh nghiệm, các chương trình tìm hiểu kiến thức pháp luật và các hình thức phù hợp, có hiệu quả khác.

- Tăng cường bồi dưỡng công chức trẻ bằng nhiều hình thức nhằm tạo nguồn kế thừa như: đào tạo tại chỗ, đào tạo qua phân công bố trí công tác… Công tác đào tạo phải được thực hiện ngay sau khi tuyển dụng, gắn với phân công, quy hoạch, điều động, bổ nhiệm. Đồng thời phải tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ ngay sau khi đã bổ nhiệm, đảm bảo cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị mới.

- Tranh thủ, vận động các nguồn kinh phí từ địa phương cho công tác đào tạo, kinh phí học lý luận chính trị. Tăng cường tổ chức Hội nghị, tập huấn chuyên đề tại chỗ để tiết kiệm kinh phí cũng như tập trung được số lượng lớn cán bộ, công chức tham gia.

                   

                                                                                   Phòng 15