Xuất bản thông tin

null Gặp gỡ gương “sếu khởi nghiệp” tiêu biểu

Gặp gỡ gương “sếu khởi nghiệp” tiêu biểu

Phong trào khởi nghiệp tại Đồng Tháp đã và đang phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, tạo được sức lan toả trong xã hội. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, ngày càng có nhiều gương mặt trẻ thành công trên con đường lập thân, lập nghiệp bằng nhiều mô hình kinh tế năng động, sáng tạo.

Trương Lê Huy Hoàng và Lâm Trọng Nghĩa là 02 trong số đó. Nhân ngày đầu xuân mới, Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp xin giới thiệu 02 gương mặt trẻ tiêu biểu này.

Trương Lê Huy Hoàng: Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Trương Lê Huy Hoàng luôn chăm chút cho sản phẩm
được hoàn thiện nhất cả về chất lượng lẫn bao bì

Hưởng ứng phong trào khởi nghiệp của năm 2017, Trương Lê Huy Hoàng (sinh năm 1988) thành lập Cơ sở Khô trâu Quang Hiển tại xã Tân Bình, huyện Châu Thành. Với kiến thức sẵn có lúc còn làm thầy giáo dạy môn Sinh học, Huy Hoàng đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất chế biến khô trâu để sản phẩm dễ bảo quản, có độ dai, mềm vừa ăn. Trên đà phát triển, năm 2019, Hoàng cho ra mắt sản phẩm snack da cá được thị trường và người tiêu dùng ưa thích.

Nói về dự án của mình, Hoàng cho biết, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu hơn 01 triệu tấn cá tra phi lê, tạo ra khoảng 85.000 tấn da cá. Lượng da cá này thải bỏ sẽ là một điều rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Nếu mỗi kg da cá tăng giá trị lên 100.000 đồng thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thêm 8.500 tỷ đồng mỗi năm. Để điều đó trở thành hiện thực, ê-kíp của Hoàng bắt đầu nghiên cứu và thực hiện dự án chế biến da cá tra thành sản phẩm Snack từ năm 2018.

Để tạo sự khác biệt với nhiều đối thủ cạnh tranh, Trương Lê Huy Hoàng nghiên cứu tạo ra nhiều hương vị đặc trưng phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Đến đầu 2019, sản phẩm snack từ da cá tra bắt đầu có mặt trên thị trường và dần dần có được sự ưa chuộng của nhiều khách hàng trên khắp cả nước. Sản phẩm từng bước được ký kết hợp tác kinh doanh với nhiều hệ thống siêu thị lớn như: Big C, Satra, 7 eleven, Family mart v.v. giúp hàng hóa tăng độ phủ trên thị trường, đến nay đã có gần 700 cửa hàng, siêu thị đang bán sản phẩm.

Ông chủ 8X phấn khởi cho biết, năm 2019 là năm khá thành công, khi doanh nghiệp của anh có 06 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP. Sản phẩm khô trâu ăn liền công nghệ Mỹ (Buffalo Jerky) được cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh.

Vinh dự hơn, cá nhân Hoàng đạt giải Ba cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia, giải Nhì cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019. Hoàng cũng vinh dự được chọn là 01 trong 34 thanh niên được vinh danh tại lễ trao giải Lương Định Của, đồng thời lọt vào Top 5 dự án tốt nhất được Ban tổ chức lựa chọn để tiếp tục hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển doanh nghiệp.

Ngoài ra, Hoàng còn vinh dự nhận được Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về thành tích xuất sắc trong khởi nghiệp; nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn. Tất cả những thành quả có được hôm nay là nhờ quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ - Hoàng bộc bạch.

Trương Lê Huy Hoàng (giữa) nhận Bằng khen từ Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp, Hoàng cho biết, 03 năm khởi nghiệp vừa qua Hoàng nhận được sự đồng hành, hỗ trợ rất lớn từ phá chính quyền địa phương. Tất cả thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đều được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả giúp đơn vị tiết kiệm thời gian rất nhiều. Nhiều chương trình tập huấn, học tập được Sở Kế hoạch và Đầu Tư tổ chức giúp tăng cường khả năng quản lý, thay đổi tư duy chiến lược là yếu tố quan trọng cốt lõi giúp doanh nghiệp chúng tôi đứng vững trên thị trường trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Về dự định trong năm 2020, Hoàng dự tính sẽ đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 2200 và các tiêu chuẩn cần thiết để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc với mục tiêu doanh thu năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2019.

Lâm Trọng Nghĩa: Thạc sĩ Chính sách công làm nông nghiệp

Anh Lâm Trọng Nghĩa bên thiết bị MG-1P

Cũng là một thanh niên trẻ có nhiệt huyết và ý chí vươn lên làm giàu, Lâm Trọng Nghĩa (sinh năm 1987), ngụ thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông là một trong những thanh niên tiêu biểu của phong trào khởi nghiệp địa phương.

Anh Nghĩa tốt nghiệp Đại học Nuôi trồng thủy sản tại Trường Đại học Cần Thơ vào năm 2009, rồi tốt nghiệp Thạc sỹ Chính sách công tại Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright 10 năm sau đó. Hiện tại, Nghĩa đang là viên chức Phòng Kỹ thuật - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông.

Không chỉ giỏi về sản xuất, sáng tạo mà Nghĩa còn là diễn giả với nhiều bài viết trên mục Góc nhìn của Báo Điện tử VnExpress: Thèm bóng phù sa, Những cánh đồng trong bão, Thị trường thất bại v.v..

Đồng cảm với những khó khăn của người nông dân trong quá trình sản xuất lúa, Nghĩa chủ động tìm hiểu và đầu tư một thiết bị bay không người lái chuyên phun thuốc bảo vệ thực vật để góp phần giải quyết những khó khăn của bà con nông dân tại Tam Nông.

Hiện nay, Nghĩa đã thành lập được một đội bay gồm: 02 drone (Nhãn hiệu MG-1P), 04 lao động. Trạm phun xịt đặt tại Khóm 1, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông - đây là nơi tiếp nhận thông tin, xử lý, sắp xếp và điều phối cho các đội phun xịt. Kể từ khi đưa vào hoạt động từ đầu tháng 5/2019, đến nay, đội bay của Nghĩa đã phun xịt được hơn 2.000 ha lúa trong và ngoài địa phương. Những ưu điểm vượt trội của thiết bị này đã được chứng minh trong thực tế, được người dân tin tưởng và ủng hộ - Nghĩa phấn khởi nói.

Chia sẻ với tính ưu việt của thiết bị, anh Nghĩa cho hay, với phương pháp phun siêu mịn và vận hành tự động bằng phương pháp định vị vệ tinh, giúp thuốc phủ đều trên diện tích cây trồng và hấp thu nhanh. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp nông dân tiết kiệm 30% thuốc và 90% lượng nước so với phương pháp phun truyền thống.

Thiết bị bay phun xịt thuốc của anh Nghĩa trên cánh đồng Tam Nông

Đây là Dự án hoàn toàn sử dụng công nghệ mới vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Điều này cũng đã giúp dự án của anh đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2019 và giải Ba cuộc thi Dự án khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019.

Nói về dự định năm 2020, anh Nghĩa dự định tăng thêm số lượng máy bay, tiếp tục kêu gọi đầu tư, hợp tác từ nhiều người, cùng nhau hình thành mạng lưới lớn, kết nối những người có may bay và nông dân.

Tôi rất cần hỗ trợ kết nối với các nhà đầu tư, những người muốn phát triển dịch vụ này và xa hơn nữa là hình thành Trung tâm cung cấp toàn bộ dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp liên kết tiêu thụ - Nghĩa tâm sự.

Văn Khương

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>