Xuất bản thông tin

null Phát triển ngành lúa gạo theo định hướng hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp

Phát triển ngành lúa gạo theo định hướng hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp

Trước khi diễn ra phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Startup, có 03 phiên thảo luận trước thềm, trong đó “Chuyển đổi chuỗi lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới hiện đại, bền vững, phát thải thấp” là một trong những phiên thảo luận vào sáng 20/12.

Phiên thảo luận thu hút đông đảo các chuyên gia, doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, các nhà quản lý về nông nghiệp của một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia.

Chủ trì có lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),
lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang và Tổng Thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Vida

Các chuyên gia đã chỉ ra bối cảnh, thách thức, những cơ hội cho chuỗi lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, đưa ra một số giải pháp bước đầu để phát triển chuỗi lúa gạo bền vững, kích hoạt năng lực đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy phát triển ngành lúa gạo theo định hướng hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp.

Theo đó, sản xuất lúa hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn tới phát thải khí nhà kính cao, đó là lượng giống sử dụng cao và lạm dụng hoá chất nông nghiệp, quản lý nước cho lúa còn chưa tối ưu, thất thoát sau thu hoạch cao và còn tập quán đốt rơm rạ ngay tại ruộng hay vùi rơm trên ruộng ngập nước. Công nghệ, máy móc đầu tư thiếu đồng bộ. Nông dân hạn chế tiếp cận thông tin, công nghệ, thị trường đích (không qua thương lái), đặc biệt về sản xuất lúa bền vững, carbon thấp, GAP v.v..

Giải pháp được nhiều đại biểu đưa ra là cần liên kết mạnh và cụ thể hơn, nhất là giữa nông dân, doanh nghiệp, liên kết để tạo ra cánh đồng mẫu lớn, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.

Hiện nay, nông dân còn hạn chế kiến thức kinh tế carbon, vì vậy phải giúp mỗi hộ thấy được mỗi ngày họ thải ra môi trường bao nhiêu, cũng như đóng góp bao nhiêu cho nền kinh tế của đất nước, từ đó nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường, hướng đến thực hành sản xuất lúa gạo bền vững hơn.

Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển và nhân rộng công nghệ sản xuất lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp, xác định chiến lược phát triển chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, áp dụng tưới ngập khô xen kẻ để giảm phát thải. Cơ giới hoá để hỗ trợ sản xuất nâng cao chất lượng như san phẳng đồng ruộng bằng laser, tối ưu quản lý nước và canh tác, giảm giống, phân bón v.v..

Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn giảm phát thải cũng được các chuyên gia, doanh nghiệp nhắc đến, đặc biệt là chế biến ra sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm của lúa gạo. Chẳng hạn như sản phẩm trấu viên nén, sử dụng rơm làm giá thể trồng nấm, trồng hoa kiểng, thức ăn gia súc, chiết xuất cám để lấy tinh dầu v.v.. Điều này sẽ không gây lãng phí các phế phẩm mà còn thêm giá trị và thu nhập, giảm khí nhà kính tới 30% tổng phát thải carbon của toàn bộ vòng đời cây lúa.

Doanh nghiệp lúa gạo nêu một số kiến nghị tại phiên thảo luận

Các hợp tác xã, nông dân sản xuất lúa gạo cũng mong muốn được hướng dẫn quy trình, biện pháp canh tác lúa gạo hữu cơ, giảm phát thải. Hiện nay, nông dân một số địa phương bắt đầu làm lúa hữu cơ nhưng lợi nhuận và giá bán chưa khác biệt nhiều so với trồng lúa thông thường.

Tại phiên thảo luận, các doanh nghiệp lớn trong ngành hành lúa gạo như Tập đoàn Lộc Trời đã thông tin về những cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị lúa gạo của doanh nghiệp.

Nguyệt Ánh

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>