Xuất bản thông tin

null Câu chuyện con cháu

Câu chuyện con cháu

Bữa nọ, hỏi thăm một người bạn thân thiết lâu ngày mới gặp nhau: "Nghe nói, Chị có cháu ngoại rồi phải không, cháu nó sao rồi?" Vậy là, Chỉ nói liền: "Nó quậy lắm Anh ơi!". Thường thì dùng từ "quậy" là có ý than phiền nhưng trong trường hợp này thấy ánh mắt của người bạn như ngời lên niềm hạnh phúc xen lẫn chút tự hào về đứa cháu của mình!

Ông bà mình tổng kết rồi: "Con hơn cha là nhà có nóc", và hơn thế nữa, "Thương con một táo, thương cháu một giạ"! Vậy là, thế hệ đi trước luôn mong muốn thế hệ đi sau phải giỏi giang hơn mình, mới mẻ hơn mình, làm được nhiều điều tốt cho quê hương hơn mình. Đó cũng là quy luật phát triển, là sự vận động đi lên ở bất kỳ thời đại nào, đất nước nào. Ngược lại, nếu thế hệ con cháu mà không tiến bộ, thậm chí là ngang bằng thế hệ ông cha là sự thụt lùi, là đứng lại trong dòng chảy của sự tiến bộ không ngừng trên thế giới bao la này. Nói là nói vậy, không phải có những suy nghĩ làm ít nhiều cản trở, đôi khi làm "chùn chân" thế hệ đi sau. Chắc có lẽ cũng lại còn đâu đó vương vấn những cách nghĩ "Áo mặc sao qua khỏi đầu", "Trứng mà đòi khôn hơn vịt"?

Sự khác nhau giữa hai thế hệ là chuyện bình thường. Hai thế hệ là cách nhau năm, mười, thậm chí là vài mươi năm. Trong khoảng thời gian đó, thế giới đã thay đổi biết bao nhiêu rồi. Sự thay đổi càng ngày không còn theo cấp số cộng, mà là cấp số nhân. Sự thay đổi không còn diễn ra tính bằng đơn vị năm, mà tình bằng đơn vị tháng, ngày, giờ... Tri thức thay đổi, không còn chỉ trong giới tinh hoa hàn lâm, mà len lỏi vào đời sống kinh tế, xã hội. Thế mới có nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức. Công nghệ thay đổi, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, mọi tổ chức cá nhân. Phương thức quản trị tổ chức, doanh nghiệp thay đổi dẫn đến thay đổi cả phương thức quản trị địa phương, quản trị xã hội. Truyền thông đa phương tiện thay đổi làm đối trọng với truyền thông một chiều....

Người lớn thường nhăn mặt khi nói về lớp trẻ: "Bọn trẻ bây giờ thật là...". Tuy nhiên, lớp trẻ bây giờ, sống trong điều kiện mới, chắc chắn sáng tạo hơn, giàu năng lượng hơn, sẵn sàng dang rộng vòng tay, mở to đôi mắt, để đón nhận cái mới. Vậy có đến mức bị đánh giá là "Bọn trẻ bây giờ thật là..." hay không? Có lẽ là từ xa xưa đã vậy rồi, những người đánh giá "Bọn trẻ bây giờ thật là..." khi còn trẻ chắc cũng bị đánh giá như vậy mà... Chính trong những người trẻ ấy, đã có người làm rạng danh đất nước, làm đẹp thêm hình ảnh địa phương đất Sen hồng. Những người trẻ ấy có thể không "tuyên ngôn cao giọng" nhưng đang thầm lặng khởi nghiệp, tạo ra biết bao giá trị mới cho mình, cho xã hội. Những người trẻ ấy đang đầy ắp khát vọng làm điều gì đó cho quê hương xứ sở thân yêu này. Những người trẻ ấy có người đã từng thất bại, đã từng là người đôi lần vấp ngã nhưng vẫn mạnh mẽ đứng lên làm lại cuộc đời ngay chỗ mình đã thất bại, sa ngã.

Khi chuyển giao thế hệ lãnh đạo, tâm lý so sánh, đánh giá hơn kém, "hay dở" giữa các nhiệm kỳ lãnh đạo là chuyện khó tránh, nhưng cần có tư duy rộng mở hơn. Hãy biến sự so sánh, đánh giá này thành động lực đưa địa phương tiến lên, thay vì để mặc thành lực cản, ghì lại sự phát triển chung! Thế hệ lãnh đạo đi trước chắc chắn từng trải hơn, với nhiều kinh nghiệm quý báu. Lời khuyên, nhắc nhở, nhắn nhủ tình cảm, chân thành, với những đóng góp giàu tinh thần xây dựng có ý nghĩa rất lớn với đội ngũ lãnh đạo đương nhiệm. Có khi góp ý của các lãnh đạo tiền nhiệm có thể trực tiếp, thẳng thắn, thậm chí gay gắt hơn mức cần thiết, dễ khiến lãnh đạo đương nhiệm "mất lửa", "khép mình". "Lời thật mất lòng", khi nhận góp ý dù ở mức độ thế nào, cần cầu thị tiếp nhận, bình tĩnh hiểu rằng, tất cả cũng chỉ vì quá "nóng ruột" với sự phát triển chung của địa phương. Hồi tưởng thời gian trước, giai đoạn mà mỗi chúng ta giữ vị trí tương tự, tiếp nhận trọng trách với ngổn ngang công việc, kế hoạch, dự định. Các lãnh đạo tiền nhiệm hãy dành thêm kiên nhẫn và cảm thông với những trăn trở, áp lực, thách thức mà thế hệ kế thừa đang phải đối mặt - Đó chính là động lực để mỗi chúng ta vươn lên, vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vậy đó, một khi thấu hiểu và chia sẻ, các lãnh đạo tiền nhiệm sẽ toàn tâm hỗ trợ tận tình, đặt trọn niềm tin, kỳ vọng vào đội ngũ tiếp nối.

Thế hệ nối tiếp nhau như một cuộc chạy đua tiếp sức, thế hệ này cố gắng chạy về đích ở từng chặng đường của mình một cách tốt nhất để rồi giúp cho thế hệ sau bắt đầu một vòng đua kế tiếp ở một vị trí tốt nhất. "Tiếp sức" tốt nhất là "tiếp" niềm tin cho nhau, "tiếp" năng lượng cho nhau, "tiếp" vun đắp khát vọng cho nhau. Mảnh đất Sen hồng của chúng ta đã định vị được hình ảnh của mình nhưng vẫn còn quá nhiều việc phải làm. Tất cả hãy cùng "tiếp sức" cho nhau trên chặng đường phía trước!

Xích Lô
thumbnail

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>