Xuất bản thông tin

null Ngành công thương khắc phục dần điểm nghẽn kết nối cung, cầu hàng hoá

Ngành công thương khắc phục dần điểm nghẽn kết nối cung, cầu hàng hoá

Làm việc với lãnh đạo Sở Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ 09 tháng đầu năm 2020, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, nhạy bén của ngành trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa làm việc với Sở Công Thương

Nổi bật là hoạt động kết nối giao thương, đưa các sản phẩm của Đồng Tháp vào các trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ, sàn giao dịch điện tử; qua đó, khắc phục dần điểm nghẽn kết nối cung, cầu trong thời gian qua, tạo niềm tin trong nhân dân về phát triển sản phẩm và khởi nghiệp.

Về nhiệm vụ đến cuối năm, ông Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu Sở Công Thương đánh giá các nhiệm vụ đề ra; rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách đã thực hiện; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì thị trường và ổn định hoạt động sản xuất; đồng thời tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất và phát triển thị trường trong tình hình mới.

Mục tiêu phát triển các lĩnh vực của ngành công thương Đồng Tháp phải đứng tốp đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - ông Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh.

Theo Sở Công Thương, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp 09 tháng ước đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 2019. Các sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng so với cùng kỳ 2019 gồm: Bia, giày dép bằng da, thuốc viên các loại, miến, hủ tiếu, bánh tráng, thức ăn chăn nuôi, gạo xay xát lau bóng; các sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm: Sản phẩm may mặc, thuốc lá, cát khai thác, thủy sản chế biến.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 09 tháng ước đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 3,49% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 755 triệu USD.

Đáng chú ý, tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do nguồn lực tài chính và khả năng vay hạn chế, khó tìm nguồn cung ứng thay thế từ các nhà cung cấp mới đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trước tình hình đó, Sở Công Thương đã chủ động kết nối doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh với các doanh nghiệp phân phối, đối tác thương mại trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh. Cụ thể như: Kết nối tiêu thụ trái Thanh Long vào hệ thống siêu thị Big C; kết nối tiêu thụ hàng hóa của Đồng Tháp vào hệ thống bán lẻ Bách Hóa Xanh; phối hợp tổ chức Chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Đồng Tháp và doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; kết nối với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam hỗ trợ 16 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ 64 doanh nghiệp đào tạo, ứng dụng kiến thức về thương mại điện tử vào quản lý sản xuất, tham gia các sàn thương mại điện tử v.v..

Văn Khương
khuongvan07@gmail.com
thumbnail

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>