Xuất bản thông tin

null [Megastory] Bà Huỳnh Thị Thu – Gương sáng về tinh thần học tập

tri thuc hoa nong dan

ấp Tân Tịch, xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) có một người đã dành cả thanh xuân của mình cho sự nghiệp trồng người và việc học. Đó là bà Huỳnh Thị Thu (sinh năm 1952) - người vừa nhận bằng cử nhân thứ 3 khi đã 70 tuổi. Giữa bộn bề của cuộc sống thường nhật, tấm bằng cử nhân của bà Thu quả thật là gương sáng về tinh thần học tập, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.

tri thuc hoa nong dan

Gặp bà Huỳnh Thị Thu tại nhà riêng, đón tôi với nét mặt vui vẻ, rồi bắt đầu kể cho tôi nghe về câu chuyện theo đuổi đam mê học của mình.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có đến 08 anh chị em, bà Huỳnh Thị Thu hiểu rõ hơn hết những khó khăn, bộn bề của cuộc sống mưu sinh. Vốn bản tính siêng năng, chăm chỉ ngay từ nhỏ bà Thu đã quyết tâm trên con đường đi tìm “con chữ” dù phải đối mặt với rất nhiều chông gai, thử thách.

Bằng tinh thần quyết tâm, bà Thu đã có quả ngọt khi nhận tấm bằng cử nhân Ngữ văn và được phân công về dạy tại Trường Trung học Thủ Khoa Huân (Vĩnh Long). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng bà Thu được luân chuyển về dạy tại Trường Cao Lãnh 1 (nay là Trường Trung học cơ sở Kim Hồng). Trong một lần tình cờ đi nộp hồ sơ cho đứa cháu học sư phạm Tiếng Anh tại Trường Đại học Đồng Tháp, rồi thấy hay nên bà cũng đăng ký học cùng cháu. Với tinh thần ham học bà Thu có cho mình tấm bằng cử nhân thứ hai - ngành ngôn ngữ Anh.

Đến khi về nghỉ hưu, bà Thu vẫn không cho phép mình dừng sự học. Tháng 8 vừa rồi, tại buổi lễ phát bằng cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc niên khóa 2018 - 2022 của khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Đồng Tháp, bà Thu đã nhận bằng tốt nghiệp cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc ở tuổi xưa nay hiếm.

tri thuc hoa nong dan

Bà Thu nhớ lại ngày đầu tiên đi học ở cái tuổi U70 với nhiều cảm xúc đan xen, có lo lắng đấy nhưng cũng không kém phần háo hức.

“Tôi đi mua một cuốn từ điển tiếng Trung của nhà xuất bản mới nhất. Tôi cầm cuốn từ điển trên tay tự hào lắm, nhưng vào lớp thấy các bạn ai cũng nhìn, tôi bất giác nhận ra thì ra bây giờ đa số mọi người không sử dụng từ điển giấy mà thay vào đó là sử dụng từ điển trên điện thoại thông minh (Smartphone). Cho nên tôi đã quyết định lấy hơn 03 triệu đồng từ đồng lương hưu của mình nhờ một anh bạn cùng lớp đi mua dùm tôi một chiếc điện thoại thông minh. Rồi sau đó tôi nhờ các bạn chỉ tôi cách sử dụng, hôm đầu gần như tôi thức trắng đêm để mò mẫm cách sử dụng”.

Bà Thu tâm sự: Thế giới, cuộc sống luôn vận động, phát triển do đó không học thì sẽ ở lại phía sau, lạc hậu so với thời đại như câu ngạn ngữ “Sự học như thuyền đi trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi”.

Theo nghiệp làm giáo viên từ những năm đất nước chưa được giải phóng, Nam Bắc chưa sum họp một nhà. Tính đến ngày nghỉ hưu theo chế độ, bà có 34 năm gắn bó với nghề. Từng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nhưng ở nhiệm vụ nào bà cũng luôn hoàn thành tốt bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Với ngần ấy thời gian trong nghề, bà Thu có biết bao kỷ niệm vui, buồn và chứng kiến nhiều thế hệ học sinh của quê hương Đất Sen hồng được khôn lớn, trưởng thành.

Khi về hưu, vốn với bản tính chăm chỉ, chịu khó và gương mẫu của một người giáo viên, bà Thu mở lớp dạy kèm cho những đứa trẻ trong xóm. Thế là như thường lệ, hàng tuần có ít nhất 2-3 buổi các em đến nhà để bà kèm thêm Tiếng Việt hay Tiếng Anh. Như vậy đó, nghề giáo tiếp tục gắn bó với bà hơn 10 năm nay.

Tiếp xúc với bà Huỳnh Thị Thu mới cảm nhận rõ được sự đặc biệt đó là sự khiêm tốn, giản dị và thanh bạch. Đúng như câu nói “Một đời thanh bạch chẳng vàng son”. Ngồi nghe bà Thu kể mới thấy rằng cái cao quý, cái vui vẻ, sự trẻ trung và cả những điều trăn trở, đam mê nó theo suốt cuộc đời của những người làm nghề giáo.