Asset Publisher

null Cảnh báo muỗi hành trên lúa Đông xuân 2021-2022

Post details Báo chí với Đồng Tháp

Cảnh báo muỗi hành trên lúa Đông xuân 2021-2022

Vụ lúa Đông Xuân 2021-2022 toàn Huyện đã xuống giống được 27.587 ha, đạt 100% so với kế hoạch. Trong đó, giai đoạn mạ 983 ha; đẻ nhánh 4.553 ha; làm đòng 4.434 ha và trỗ chín 17.617 ha.

Theo kết quả điều tra, hiện tại ở một số xã có 254 ha lúa giai đoạn làm đòng đã bị muỗi hành tấn công gây hại với tỉ lệ nhiễm 20-40%. Ngoài ra, một số diện tích có xuất hiện rãi rác với tỉ lệ 3-5%. Khả năng muỗi hành sẽ tấn công và gây hại mạnh trên những trà lúa mới xuống giống chủ yếu lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.

Để quản lý chặt chẽ diện tích nhiễm muỗi hành hạn chế thấp nhất thiệt hại trên lúa Đông Xuân 2021-2022, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cao Lãnh khuyến cáo nông dân các xã, thị trấn một số nội dung sau:

1. Khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện muỗi trưởng thành, nhất là trà lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.

2. Nếu phát hiện muỗi hành mật số từ 5-10 con/m2, khuyến cáo phun thuốc sinh học Nấm Xanh (Metarhizium flavoviride, M. anisopliae và M. minus) phun 3 lần/vụ cách nhau 5 - 10 ngày.

Chỉ nên sử dụng thuốc hóa học trong các trường hợp gieo sạ giống nhiễm nặng, khi mật độ thành trùng cái xuất hiện > 10 con/m2 ở giai đoạn 40 ngày sau sạ, một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng phòng trừ muỗi hành như Chlorantraniliprole và Triflumezopyrim, cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.

3. Bón phân cân đối, đặc biệt tăng lượng lân trong thời kỳ đầu, không bón thừa phân đạm và kali.

4. Những ruộng nhiễm muỗi hành cần kịp thời tháo nước phơi ruộng để hạn chế muỗi hành do đó là điều kiện không thích hợp cho muỗi hành phát triển.

5. Chú ý: Đối với các ruộng đã xuất hiện triệu chứng “ống hành” thì nông dân không nên phun thuốc trừ muỗi hành vì không hiệu quả (do lúa đã lớn muỗi hành không gây hại ở giai đọan sau nhất là lúa làm đòng trở đi, mà chỉ gây hại ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh). Phun thuốc chỉ gây tốn kém, làm ô nhiễm môi trường và chết thiên địch.

Tình hình sâu bệnh thời gian tới còn diễn biến phức tạp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Lãnh đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo cán bộ nông nghiệp xã phối hợp cán bộ phụ trách địa bàn vận động, tuyên truyền và thông tin trên đài truyền thanh đến nông dân được biết, nắm rõ để thực hiện.

Trong quá trình sản xuất nếu có khó khăn vướng mắc liên hệ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện qua số điện thoại 02773.822005 để kịp thời hỗ trợ./.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Lãnh