Asset Publisher

null Ông Lê Văn Ẩn bén duyên với Mô hình trồng bưởi

HĐND HUYỆN Tin tức

Ông Lê Văn Ẩn bén duyên với Mô hình trồng bưởi

Thời gian gần đây, nhiều nông dân tại các xã Cù lao Tây, huyện Thanh Bình đã mạnh dạng chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả hoặc vườn tạp sang trồng cây ăn trái và bước đầu mang lại hiệu quả khả quan như Mô hình trồng bưởi của ông Lê Văn Ẩn, xã Tân Bình.

 

           Vậy là sau trồng lúa ông Lê Văn Ẩn bén duyên với cây bưởi, từ khoảng 3 năm trước, từ một dịp tình cờ tham quan vườn bưởi tại Bến Tre, nhận thấy cây bưởi giàu tiềm năng phát triển tại vùng cồn Cù lao Tây của huyện Thanh Bình nên ông đã mạnh dạng đem cây bưởi về trồng trên 1 hecta đất nhà. Sau gần 3 năm chăm sóc, đợt bưởi đầu tiên đã mang về trái ngọt cho gia đình của ông Ẩn. Năng suất và chất lượng trái khá cao, đã giúp cho ông có thêm thu nhập gần 200 triệu đồng một năm. Mặt dù, tuy mới bén duyên với cây bưởi da xanh ruột đỏ nhưng ông Ẩn cũng rất am hiểu về đặc tính sinh trưởng của loài cây có muối này trên vùng cồn Cù lao Tây, huyện Thanh Bình.

          Ông Lê Văn Ẩn, xã Tân Bình, huyện Thanh Bình chia sẽ:  “Nếu mình trồng cây này là cây chiếc cành nên rễ rất là yếu, khi mình trồng xuống mình không sử dụng phân hoá học, mình sử dụng phân sinh học với phân chuồng, kết hợp phân bò, phân gà. Bởi gì mình trồng xuống sử dụng phân hoá học sớm quá thì lá nó bị vàng nên mình phải sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ để cây lớn dần”.

          Về thị trường tiêu thụ của cây bưởi theo ông Ẩn thị trường tiêu thụ khá ổn định thương lái thu mua theo đợt thu hoạch, để cung cấp cho các chợ trái cây. Với mặt hàng bưởi da xanh ruột đỏ của ông , mẫu trái to đẹp, được thương lái thu mua cung cấp cho các chợ đầu mối lớn hay các quầy hàng trái cây ở Thành phố Hồ Chí Minh  hay Cần Thơ. Đặc biệt, vào các dịp lễ tết bưởi rất hút hàng khi nhu cầu tiêu dùng tăng rất nhiều.

          Ông Lê Văn Ẩn cho biết thêm: “nếu mà cho trái khoảng 7 tháng, canh thu hoạch trong tết là 7 tháng  nếu không mình chuyển trái vụ liên tục thì tháng nào cũng cho trái mình bán”.

          Ông  Phạm Quốc Việt, Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Bình, huyện Thanh Bình cho biết: “Ở đây xã Tân Bình thì chỉ có ông Lê Văn Ẩn là người đầu tiên trồng, trước đây thì người dân cũng có trồng nhưng mà trồng ít, diện tích nhỏ lẽ và mang tính chất thử nghiệm nên hiệu quả không cao. Ông Ẩn là người đầu tiên trồng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật cũng như cái kinh nghiệm của các mô hình từ địa phương khác về áp dụng cho mình”.

          Được biết, trong thời gian qua nhờ tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương. Hội nông dân xã đã giúp cho những hộ như ông Ẩn tham gia chuyển đổi vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, hoa màu cải thiện thu nhập. Hiện địa phương cũng có định hướng  phối hợp với các ngành chuyên môn huyện  mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách thức chăm sóc, sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh trong quá trình canh tác. Qua đó, định hướng nhà vườn sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao./.

Ra Đa