null Có thêm thu nhập từ nghề đan ghế nhựa

Mô hình mới cách làm hay Tin tức

Có thêm thu nhập từ nghề đan ghế nhựa

Vào thời điểm nước lũ về hay sau mỗi mùa vụ, hầu hết chị em phụ nữ ở các vùng nông thôn đều nhàn rỗi, không có việc làm. Tuy nhiên, hiện nay đã khác nhiều so với những năm trước. Bởi nhiểu lớp nghề nông thôn đã được mở, trong đó, có nghề đan ghế nhựa, được các chị em phụ nữ lựa chọn tích cực tham gia và đã mang lại hiệu quả thiết thực, khi đã tạo ra nguồn thu nhập khá ồn định cho các chị em phụ nữ.

Với diện tích canh tác khoảng 05 công đất ruộng, sau mỗi vụ thu hoạch, cũng như thời điểm nước lũ lên, bà Trương Thị Bình – ngụ ấp Bình Lý, xã Bình Thạnh lại phải ở không. Vốn chuyên nghề trồng lúa nên gia đình bà rất khó khăn, trong việc kiếm việc làm trong thời gian nhàn rỗi này. Nhờ có lớp đan ghế nhựa, bà và các thành viên trong gia đình, đã có thêm thu nhập, các khoản xoay sở sinh hoạt hang ngày.

Bà TRƯƠNG THỊ BÌNH – ngụ ấp Bình Lý, xã Bình Thạnh nói: “Có ghế này đem về mần bậy nó kiếm tiền, để xoay sở tiền điện, tiền nước, đồ này nọ, có thu nhập đỡ trong gia đình, chớ giờ ở không, hổng có làm gì. Tôi thì đương kiểu thường, con dâu tôi thì làm sắn, đương đích, vô dây, còn chồng tôi tối thì ổng bắn đinh, mần trong nhà mần 03 người, ở sớm mấy người ta lại ta học, rồi ta đem về nhà ta cũng mần”.

Đan ghế nhựa khá dễ thực hiện, người đan ghế nhựa gia công không cần phải bỏ vốn, chỉ cần tranh thủ thời gian, rãnh rỗi để có thể kiểm thêm thu nhập. Không chỉ giâir quyết được việc làm trong thời điểm nông nhàn, mà đan ghế nhựa còn chọn làm nghề chính trong gia đình, bởi thu nhập của người thành thảo nghề khá cao so với thu nhập các nghề nông thôn khác.

Chị NGUYỄN THỊ THU THỦY - ấp Bình Lý, xã Bình Thạnh nói: “Nếu mà rành nghề, một ngày cũng có thu nhập 100.000 đồng, thấy mức thu nhập này tốt lắm á, tại mình đâu có làm gì, ở quê mà ngày có thu nhập 100.000 đồng là tốt rồi, nhà em thì có đứa em với ông chồng đều tham gia làm, cho nó nhanh và có tiền nhiều hơn”.

Tính từ năm 2019 đến nay, Trường Trung cấp Hồng Ngự đã phối hợp với các xã, phường trên địa bàn Thị xã, mở được 14 lớp nghề nông thôn, trong đó, có 04 lớp đan ghế nhựa. Nhờ chủ động trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là trong thời gian vụ mùa kết thúc hay những lúc lũ về, nên số hộ không có việc làm trong thời điểm này, giảm nhiều so với các năm trước. Riêng tại xã Bình Thạnh hàng chục hộ nông nhàn đã có việc làm ổn định.

Ông TRƯƠNG VĂN THÀNH – P. Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh phát biểu: “Hàng năm, địa phương luôn chủ động phối hợp với trường Trung cấp nghề, mở các lớp nghề nông thôn, để giúp bà con có được cái nghề, có được việc làm và có nguồn thu nhập, để trang trãi cuộc sống gia đình. Thì trong số các nghề đào tạo thì nghề đan ghế nhựa được nhiều chị em phụ nữ tham gia học và áp dụng vào công việc. Nhìn nhận rằng hiện nay nghề đan ghế nhựa đan phát triển khá tốt, tạo nguồn thu nhập khá ổn định cho các chị em phụ nữ trong lúc nhàn rỗi”.

Được biết, mỗi cái ghế nhựa hoàn thành, cơ sở trả cho người đan là 70.000 đồng, trung bình mỗi ngày một người có thể đan hoàn thành 01 ghế nhựa, người giỏi có thể đan 1,5 cái ghế, với mức thu nhập trên, đủ để giúp cho nhiều hộ trang trãi cuộc sống trong những lúc nhàn rỗi.

Hoàng Phương

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ
Đơn vị chủ quản: Ủy ban Nhân dân thành phố Hồng Ngự
Trụ sở: Khóm An Thạnh A, phường An Lộc, Thành phố Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3563.362