Xuất bản thông tin

null Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và số hoá của tỉnh Đồng Tháp thời gian qua như thế nào?

Trang chủ Hỏi đáp Chuyển đổi số

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và số hoá của tỉnh Đồng Tháp thời gian qua như thế nào?

a. Điểm mạnh

- Sự năng động, sáng tạo, công khai, minh bạch của chính quyền trong quản lý điều hành; sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Tỉnh. Nhiều năm liền tỉnh Đồng Tháp đứng top 3 bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

- Chuyển đổi số được xác định là một trong các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025 trong Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp.

- Sự phân bổ thành quả phát triển của tỉnh tương đối đồng đều trong nhân dân, giữa thành thị và nông thôn. Thu nhập người dân ở nông thôn tại Đồng Tháp cao hơn so với một số tỉnh trong khu vực.

- Người dân Đồng Tháp ham học hỏi, năng động, sáng tạo trong học tập và sản xuất.

- Hạ tầng kỹ thuật về viễn thông, công nghệ thông tin đạt mức khá so với mặt bằng chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hạ tầng kỹ thuật: xếp hạng 16 năm 2018, hạng 11 năm 2019, hạng 22 năm 2020 so với cả nước). Xếp hạng 5 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020. Trong đó:

 + Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cố định: Xếp hạng thứ 3/13 (55,8% trên tổng số hộ gia đình).

+ Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại di động thông minh: Xếp hạng thứ 7/13 (70,5% trên tổng số thuê bao điện thoại di động).

- Số người sử dụng điện thoại thông minh đạt mức khá cao (70% trên tổng số điện thoại di động).

- Những năm gần đây, tỉnh Đồng Tháp liên tục nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT.

- Việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 đang được tỉnh quan tâm khuyến khích ứng dụng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

b. Điểm yếu

- Nguồn lực của Tỉnh còn hạn chế, còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ Trung ương, huy động vốn đầu tư từ các khu vực ngoài Nhà nước gặp nhiều khó khăn.

- Vị trí địa lý, điều kiện giao thông không thuận lợi để kết nối với các trung tâm kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,...

- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, đa số là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

- Một số tổ chức, cá nhân vẫn còn ý nghĩ đầu tư cho công nghệ là chuyển đổi số nên dễ rơi vào bẫy công nghệ, lãng phí chi phí đầu tư.

- Nguồn nhân lực CNTT thiếu và yếu, chưa có chính sách đặc biệt để giữ chân, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Ý thức bảo đảm an toàn thông tin của người dân chưa cao, dễ dàng cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng lừa đảo.

- Tình trạng cát cứ thông tin vẫn còn tồn tại, nhất là ở các cơ quan nhà nước.

- Tỉnh Đồng Tháp không nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

c. Cơ hội

- Cả nước đang bước vào công cuộc chuyển đổi số với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội (Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...).

- Mặc dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hướng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội nhưng lại là cơ hội để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.

- Nhiều tập đoàn lớn về viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ đã có mặt tại Việt Nam.

- Nhiều nền tảng số “Make in Vietnam” đã được ra đời giúp cho việc chuyển đổi số được dễ dàng hơn, chi phí thấp hơn so với các sản phẩm ngoại.

- Từ năm 2022, Việt Nam chính thức tắt mạng di động 2G và có chính sách hỗ trợ cho người nghèo chuyển sang sử dụng mạng di động 3G, 4G. Đây sẽ là cơ hội lớn nhất để những đối tượng khó khăn nhất có thể tiếp cận công nghệ số. Mặt khác, mạng di động thế hệ 5 (5G) đã được vận hành chính thức ở các đô thị lớn, không lâu nữa sẽ nhân rộng trên toàn quốc, giúp cho việc truyền tải dữ liệu lớn được thuận lợi, nhanh chóng.

d.Thách thức

- Tình trạng thất thoát tri thức, chảy máu chất xám cũng là một thách thức to lớn cho quá trình chuyển đổi số của tỉnh.

- Tâm lý ngại thay đổi của người dùng khi chuyển từ phương thức làm việc truyền thống sang ứng dụng công nghệ số.

- Không có mô hình chung về chuyển đổi số nên việc lựa chọn phương thức, lộ trình và công nghệ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin luôn hiện hữu và diễn biến phức tạp.

- Nhiệm vụ vừa phải chuyển đổi các công nghệ cũ nhưng cũng vừa phải bảo đảm tính kế thừa, tính liên thông giữa hệ thống mới và cũ là một thách thức không nhỏ trong điều kiện ngân sách hạn chế như hiện nay.

 

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Xuất bản thông tin