Xuất bản thông tin

null Tượng đài sự kiện tập kết năm 1954 tại Cao Lãnh – Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Đồng Tháp

Chi tiết bài viết Tin tức

Tượng đài sự kiện tập kết năm 1954 tại Cao Lãnh – Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Đồng Tháp

Ngày 29/10/1954, tại Bến bắc Cao Lãnh, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra – Cuộc đưa tiễn hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Đây một cuộc chuyển quân có ý nghĩa vô cùng to lớn: đưa cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra Bắc lao động, học tập nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, xây dựng miền Bắc Xã hội chủ nghĩa làm hậu phương vững chắc tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

66 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh vẫn còn vẹn nguyên giá trị, tô thắm thêm truyền thống cách mạng của quê hương đất nước.

Toàn cảnh Tượng đài.

Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) vĩ đại đi đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954), kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Chiến thắng này không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam mà còn là một kỳ tích trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, tạo động lực cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới tiếp tục cuộc đấu tranh phi thực dân hóa, giành độc lập dân tộc.

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về việc đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương, Nam Bộ có 3 khu vực tập kết chuyển quân của Quân đội nhân dân Việt Nam là: khu Hàm Tân – Xuyên – Mộc; khu Đồng Tháp Mười và khu Mũi Cà Mau. Thị trấn Cao Lãnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) là điểm tập kết quân của khu vực Đồng Tháp Mười. Bến bắc Cao Lãnh là nơi đưa tiễn cán bộ, chiến sĩ, học sinh các tỉnh: Mỹ - Tân - Gò, Long Châu Sa, Gia - Định - Ninh, Phân Liên khu miền Đông và quân tình nguyện rời quê hương xuống tàu tập kết ra Bắc. Cuộc tập kết chuyển quân ra Bắc tại Cao Lãnh diễn ra trong 3 đợt (tháng 8-10/1954) với tổng số 13.508 người (trong đó tỉnh Long Châu Sa nay là Đồng Tháp là 2.655 người).

Những ngày tập kết ở Cao Lãnh, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ rất đỗi thân thương và gần gũi. Thể hiện tình cảm quân dân gắn bó nhau như cá với nước. Đồng bào đón bộ đội và thân nhân các gia đình như người thân trong gia đình, cùng ăn, cùng ở, cùng chung sức thực hiện nhiều công trình phúc lợi xã hội như xây dựng đường giao thông, trường học, trạm y tế, tôn tạo mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xây dựng Đài liệt sĩ v.v… ngoài ra, bộ đội còn giúp dân chăn nuôi, trồng trọt cải thiện đời sống, dạy học cho con em đồng bào Cao Lãnh, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước v.v… thể hiện thắm đượm tình cảm quân dân với nhiều kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ, lạc quan của quân và dân Nam bộ … cho đến ngày 29 tháng 10 năm 1954 chuyến tàu cuối cùng chuyển quân tập kết ra Bắc với tinh thần “Đi vinh quang - Ở anh dũng”.

Với ý nghĩa lịch sử tầm vóc của sự kiện chuyển quân tập kết ra Bắc năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảng viên nhân dân, nhất thế hệ trẻ; tỉnh Đồng Tháp được sự hỗ trợ kinh phí của các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai Tây Ninh đã tổ chức xây dựng Tượng đài kỷ niệm sự kiện lịch sử này với diện tích trên 12.000m2, ngay tại địa điểm diễn ra sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Khóm 6, Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Tổng thể mặt bằng khuôn viên Tượng đài mang dáng dấp như một đóa sen đang nở bên dòng sông Tiền hiền hòa, thơ mộng. Nằm ở trung tâm là tượng hai nhân vật Người mẹ miền Nam Anh bộ đội. Hình tượng mẹ tiễn con đi tập kết – người mẹ choàng lên vai đứa con thân yêu của mình chiếc khăn rằn, sản phẩm đặc trưng vùng Nam bộ, hàm ý gửi gắm tình cảm thiêng liêng của miền Nam đến Bác Hồ, đến miền Bắc ruột thịt, và cũng hàm ý những người ra đi không quên nguồn cội để có ngày quay về đoàn tụ “Ra đi để trở về” Và họ thật sự đã trở về sau “21 năm nối lại đôi bờ”khi đất nước hoàn toàn thống nhất bởi chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng Mùa xuân năm 1975.

Hai bên Tượng đài hai mảng phù điêu được thể hiện cả hai mặt trước và sau. Tổng thể phù điêu mang dáng dấp hình ảnh chiếc tàu sắt tiễn đưa người đi tập kết, đồng thời cũng là hình ảnh của những lá sen trong một đầm sen – đặc trưng của vùng quê Đồng Tháp.

Mảng phù điêu bên phải Tượng đài: Khắc họa những hoạt động thắm đượm tình quân dân trong những ngày tập kết tại Cao Lãnh. Trong 100 ngày tập kết nơi đây, cán bộ, chiến sĩ, học sinh và nhân dân Cao Lãnh đã tổ chức nhiều hoạt động: vệ sinh môi trường, tuyên truyền người dân thực hiện nếp sống mới, mở các lớp dạy bổ túc văn hóa, xóa mù chữ, biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân. Đặc biệt, Tiểu đoàn 311 đã xây dựng Đài Liệt sĩ và tu bổ lại phần mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hai công trình có ý nghĩa lịch sử to lớn, nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì quê hương, đất nước; việc tu bổ lại phần mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc thể hiện lòng tôn kính của nhân dân miền Nam đối với Cụ - Người đã có công sinh thành, dưỡng dục nên người con kiệt xuất của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mảng phù điêu bên phải Tượng đài.

Mảng phù điêu bên trái Tượng đài: Khắc họa quan cảnh buổi tiễn đưa đoàn cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam lên tàu tập kết ra Bắc năm 1954. Đây là thời khắc lịch sử thiêng liêng đầy xúc động: hình ảnh người mẹ già bịn rịn choàng lên cổ con chiếc khăn rằn như muốn nhắc nhở con luôn nhớ về quê hương, nhớ về miền Nam yêu thương; hay hình ảnh người vợ trẻ đang mang thai, lưu luyến ôm chặt lấy chồng như muốn cho đứa con trong bụng cảm nhận được hơi ấm của cha thêm chút nữa; hay có những người cha đưa tiễn con với món quà vô cùng ý nghĩa – Một nắm đất quê hương được gói lại rất cẩn thận, nhắc nhở con luôn nhớ về mảnh đất miền Nam ruột thịt. Vượt lên cảm xúc riêng tư, các cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam hăng hái xuống tàu,  ra đi vì nghĩa lớn. Hàng vạn con tim hòa thành một, với tâm thế “Ra đi để trở về”.

Mảng phù điêu bên trái Tượng đài.

Nằm bên dòng sông Tiền hiền hòa thơ mộng, công trình Tượng đài sự kiện tập kết năm 1954 như một đóa hoa Sen vươn mình khoe sắc. Với lối kiến trúc hiện đại, các hạng mục công trình được tạo dáng theo phong cách khỏe khoắn nhưng cũng không kém phần uyển chuyển. Tổng thể sân lễ của công trình mang dáng dấp một đóa hoa sen đang nở. Sân lễ đài là đóa hoa sen và các bậc cấp trồng sen xung quanh sân lễ là các cánh hoa sen đua nở.

Xung quanh tượng đài là hệ thống cây xanh và tiểu cảnh được thiết kế hài hòa, khoa học với các mảng xanh tạo thành điểm nhấn cho công trình. Điều đặc biệt, hầu hết các cây xanh trồng nơi đây là sự chung tay đóng góp của các mạnh thường quân và các tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Thanh Hóa…thể hiện tình cảm, sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với thế hệ cha anh đi trước.

Với vị trí địa lý “đẹp”, thuận lợi cả về giao thông thủy lẫn bộ. Công trình Tượng đài sự kiện tập kết năm 1954, trong tương lai sẽ trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng, điểm dừng chân của tuyến du lịch thủy nội địa và quốc tế: Cần Thơ – Hồng Ngự, Cần Thơ – Phnôm Pênh, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp nói chung thành phố Cao Lãnh (Thủ phủ Đất sen hồng) nói riêng  đến nhiều bạn bè trong và ngoài nước.Tượng đài sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, không chỉ là công trình có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa to lớn, ghi lại dấu ấn sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954, mà công trình này còn là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, nơi tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân tỉnh nhà và du khách thập phương.

Nhằm phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng hào hùng của nhân dân Nam bộ nói chung, nhân dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đã lập hồ sơ khoa học tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia đối với “Tượng đài sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh”.

Nơi đây, hiện tạitương lai sẽ mãi mãi ghi dấu công laosự hy sinh to lớn của cha ông trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng đất nước Việt Nam hội chủ nghĩa; sẽ biểu tượng của lòng tự hào dân tộc để con em chúng ta tiếp bước ra sức học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê hương Đồng Tháp nói riêng và Tổ quốc Việt Nam nói chung sẽ phát huy được hào khí dân tộc phát triển ngày càng giàu mạnh,văn minh, tiến bộ sánh vai với bạn quốc tế.

Lê Nhứt Lil