Xuất bản thông tin

null Giáo viên hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người”

Trang chủ Học tập và làm theo lời Bác (Tư tưởng HCM)

Giáo viên hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người”

Thời gian qua, ngành giáo dục của tỉnh nhà đã gặt hái nhiều kết quả nổi bật, chất lượng giảng dạy từng bước được nâng lên, học sinh các cấp học luôn đạt giải cao ở các kỳ thi chọn học sinh giỏi trong khu vực và quốc tế. Thành tích mang lại là niềm tự hào đóchính là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên với tinh thần say mê, sáng tạo, tâm huyết với nghề đã ươm mầm cho những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội. Những bông hoatiêu biểu cống hiến tri thức, kỹ năng trong sự nghiệp trồng người không thể không nhắc đến thầy Phạm Hữu Nghị giáo viên trường Trung học Phổ thông Thanh Bình 2, huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp đã xuất sắc mang lại vinh quang cho nhà trường và học sinh cách làm hay trong công tác giảng dạy.

Trước đây với cách dạy học truyền thống “thầy đọc trò ghi” nên việc tương tác giữa giáo viên và học sinh còn hạn chế, chưa phát huy ý tưởng, sáng kiến của học sinh trong quá trình giảng dạy. Nhờ tham khảo và nghiên cứu cách dạy học theo hình thức ứng dụng công nghệ thông tin kinh nghiệp của các giáo viên đi trước thầy Hữu Nghị nung nấu ý tưởng sáng tạo về cách dạy học mới để học sinh không phải nhàm chán và nhớ bài nhanh hơn. Ý tưởng của thầy được Ban Giám hiệu và giáo viên trường ủng hộ, thầy bắt tay vào thực hiện ngay việc trang bị ti vi màn hình lớn kết nối internet chọn. Tương ứng với từng môn học, từng chủ đề mà thầy tìm hình ảnh trên google minh hoạ cho bài giảng trở nên sinh động. Với cách dạy này đã thực sự cuốn hút và tạo ra không khí sôi nổi, học sinh rất hứng thú trong học tập.

Vào thời điểm học sinh cả nước nghỉ học bởi đại dịch Covid-19, thầy Nghị còn tổ chức dạy và kiểm tra hết môn trên oline để cho kịp chương trình theo quy định. Tuy nhiên đâu phải học sinh nào cũng có điều kiện kết nối internet, đối với những học sinh con nhà nghèo không có điện thoại đủ chức năng để tham gia hoạt động này, thầy Nghị phải dạy trực tiếp cho các em vài buổi sáng để các em được kiểm tra đồng loạt. Sáng kiến của thầy đã được Ban Giám hiệu trường đánh giá cao và sẽ được ứng dụng trong hoạt động giảng dạy cho các bộ môn khác của nhà trường trong thời gian sắp tới.

Gắn bó với mái trường thân yêu nơi đây trên mười năm với biết bao kỷ niệm vui buồn cùng thầy cô và học sinh trong những chuỗi ngày học tập căng thẳng, mệt mõi. Đối với thầy sự tận tuỵ, không ngại khó hết lòng vì học sinh thân yêu luôn là phương châm để thầy rèn luyện phẩm chất đạo đức của một nhà giáo. Nhờ tiếp cận với từng học sinh nên thầy nắm được năng lực học tập của từng trường hợp để có biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với sự tiếp thu của từng nhóm học sinh. “Tôi rất thông cảm cho học sinh nghèo, vì là xã vùng sâu nên việc đi lại của các em gặp khó khăn. Là giáo viên Chủ nhiệm nên tôi nắm cụ thể từng trường hợp học sinh, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của nhà trường và các nhà mạnh thường quân để hỗ trợ học bổng và dụng cụ học tập để giúp các em có điều kiện đến trường”. Thầy Phạm Hữu Nghị chân thành chia sẻ về sự thiếu thốn của học sinh nghèo nhưng vượt khó học giỏi, chính các em là động lực cho thầy và các giáo viên của trường có thêm sức mạnh để đứng trên bụt giảng. Chứng kiến hoàn cảnh của em Đào Thuỳ Hoài Anh học sinh lớp 11 A2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ làm thuê mướn kiếm sống, chẳng may em mắc bệnh ung thư máu, thầy Phạm Hữu Nghi tranh thủ các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí giúp em điều trị bệnh kịp thời.

Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, trong hoạt động giảng dạy thầy luôn rút ra nhiều bài học quý giá về sự tận tuỵ, không ngại khó hết lòng vì học sinh thân yêu. Đối với công việc thầy hết sức cẩn thận, chu đáo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao,nên đồng nghiệp tin yêu, quý mến.

Là tổ trưởng chuyên môn hay giáo viên giảng dạy thầy sống giản dị, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, gần gũi giúp đỡ các giáo viên của trường để cùng nhau tiến bộ. Cô Đặng Thị Kim Liễu giáo viên tổ Sinh học vô cùng xúc động khi kể về thầy Phạm Hữu Nghị: “Khi được Ban Giám hiệu phân công giảng dạy hai Khối 12 tôi thật sự bỡ ngỡ và lo sợ, không biết mình có làm tròn trọng trách nhà trường giao phó hay không? Vì đề thi thì ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Hiểu tâm trạng tôi lúc này, thầy Phạm Hữu Nghị thường xuyên động viên, tiếp sức cho tôibằng cách chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm giải nhanh các dạng bài tập mới. Từ đó tôi vững về chuyên môn và bắt đầu soạn đề thi thử, đề thi chính thức, đề cương ôn tập theo hình thức trắc nghiệm”. Mười năm làm công tác giảng dạy cô thật sự yêu nghề bởi chính sự trợ giúp của thầy Phạm Hữu Nghị mà cô Liễu ngày càng tiến bộ hơn trong công tác giảng dạy.

Nói về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thầy Phạm Hữu Nghị tâm đắc: “Bản thân tôi tự rèn luyện mình từ hoạt động giảng dạy cho đến giáo dục học sinh khi còn ngồi ghế nhà trường về tinh thần tiết kiệm, đạo đức lối sống giúp học sinh ngày càng ý thức trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức”. Thầy phối hợp với Đoàn trường tổ chức các hoạt động thiết thực thu hút học sinh tham gia để trang bị cho các em các kiến thức thông qua Hội thi, giao lưu kiến thức giữa các khối lớp nhằm giáo dục cho học sinh tôn sư trọng đạo, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống HIV AIDS, phòng chống mua bán phụ nữ để các em biết cách tự bảo vệ bản thân nếu có tình huống xảy ra. Những hôm không có tiết dạy thầy cùng với học sinh tham gia làm cỏ, thu gom rác thải xung quanh khuôn viên trường, tận dụng lá cây ủ thành phân bón cho cây, trồng và chăm sóc cây xanh để sân  luôn  xanh – sạch đẹp qua đó các em có ý thức tham gia bảo vệ môi trường góp phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. Thầy còn tham gia tình nguyện hiến máu 17 lần do địa phương vận động.

Kỷ niệm lớn nhất trong cuộc đời người giáo viên là được học sinh hợp tác tốt tham gia buổi tích hợp liên môn quay clip làm thí nghiệm chụp hình, quay phim các em chuẩn bị tốt. Các em chuẩn bị đất trồng cây, bón phân chọn trồng cây ớt và cây đậu vì hai loại cây này thích hợp với thổ dưỡng Thanh Bình để thực hành, thí nghiệm. Em Lê Văn Nhân là học sinh do thầy Phạm Hữu Nghi Chủ nhiệm, ngay từ khi còn là học sinh trung học, em đã đam mê môn sinh học và tham gia đầy đủ các buổi thực hành thí nghiệm trồng cây. Giờ đây em là kỹ sư nông nghiệp đang làm việc cho Công ty bảo vệ thực vật An Giang Chi nhánh huyện Thanh Bình, em còn ứng dụng khoa học kỹ thuật làm hệ thống nước tưới nhỏ giọt cho cây trồng góp phần tiết kiệm nước và giữ ẩm cho cây phát triển tốt.

Từ sự nổ lực của thầy đã được giáo viên trường cũng như lãnh đạo ngành giáo dục đánh giá cao, nổi bật là hạng ba vòng quốc gia dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn của Bộ giáo dục và đào tạo; Giấy khen bồi dưỡng học sinh giỏi hạng ba của Sở giáo dục và đào tạo, Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và những danh hiệu khác về hoạt động giảng dạy và các phong trào thi đua của nhà trường phát động.

Nói về những dự định sắp đến, thầy Phạm Hữu Nghi bộc bạch: Tôi tiếp tục nghiên cứu, học tập tài liệu chuyên môn trên các kênh thông tin để áp dụng tốt cho hoạt động giảng dạy cho học sinh. Tôi sẽ ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc sử dụng phần mềm cho hoạt động soạn giáo án, điện tử, chấm điểm trên google để chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao” Thầy Phạm Hữu Nghị xứng đáng là tấm gương sáng để đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo.

Kim Chi