null Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động Đồng Tháp: 28 năm - một chặng đường phát triển

Trang chủ Chi tiết bài viết

Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động Đồng Tháp: 28 năm - một chặng đường phát triển

Ngày 08 tháng 12 tới đây là ngày tròn 28 năm thành lập Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động (gọi tắt là Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động) thuộc Liên đoàn Lao động Tỉnh quản lý

Trải qua 28 năm xây dựng, phát triển với những khó khăn và thách thức, nhưng với sự nỗ lực của cán bộ, viên chức đơn vị đã xây dựng Trung tâm ngày càng phát triển.

Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi đối với ông Nguyễn Bình Phong, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động để tìm hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của đơn vị. 

PV: Thưa ông, xuất phát từ đâu mà Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động được hình thành?

TL: Khi Pháp lệnh Bảo hộ Lao động ra đời năm 1991, LĐLĐ Tỉnh nhận thấy công tác bảo hộ lao động là công tác mang tầm chiến lược, lâu dài, việc đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động là nhu cầu rất thiết thực để NSDLĐ&NLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. LĐLĐ Tỉnh đã thực hiện các thủ tục, hồ sơ cần thiết, đề nghị và được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp ra Quyết định thành lập số: 129/QĐ-TL, ngày 08 tháng 12 năm 1992.

Nhân viên Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động (bên trái) tư vấn bán sản phẩm nón bảo hộ lao động cho Công ty Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp

PV: Những kết quả nổi bật trong hoạt động của Trung tâm trong 28 năm qua?

Từ ngày thành lập đến nay, đơn vị đã thực hiện và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao, nổi bật là thường xuyên thực hiện những Chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, giảm chi phí huấn luyện, chi phí kiểm tra đo đạc điện trở chống sét, an toàn điện. Xây dựng chương trình giảm giá bán các mặt hàng bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy,…nhằm để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đại dịch hoành hành. Tổ chức hơn 500 lớp với hơn 80.000 lượt học viên tham gia huấn luyện và in trên 60.000 quyển giáo trình huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, thực hiện đo, kiểm tra an toàn điện, chống sét cho hơn 300 lượt đơn vị với hàng chục ngàn máy móc, thiết bị sử dụng điện, góp phần đảm bảo an toàn điện, chống sét cho không ít những đơn vị trong tỉnh.

 Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, gần đây, Trung tâm sửa chửa, cải tiến lại không gian cửa hàng cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. Qua đó, đã thu hút số lượng ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân đến giao dịch. Bên cạnh đó, thời gia gần đây Trung tâm cũng thường xuyên nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các mặt hàng mới, các mặt hàng có tính năng bảo vệ tốt cho NLĐ trong quá trình sử dụng, các mặt hàng đa dạng, giá cả hợp lý; thường xuyên giới thiệu với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng hiện có để các doanh nghiệp có sự lựa chọn các phương tiện, dụng cụ phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

PV: Những khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động?

TL: Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm tra đo đạc chống sét, an toàn điện, môi trường lao động phụ thuộc vào điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên đôi khi các doanh nghiệp không thực hiện huấn luyện, đo đạc định kỳ hàng năm. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Do cơ chế thị trường hiện nay, việc thực hiện các mặt hoạt động như huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; kiểm tra đo đạc điện trở tiếp địa chống sét, điện trở nối đất, nối trung tính các thiết bị sử dụng điện và dịch vụ bán hàng bảo hộ lao động có sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đơn vị, cơ sở trong và ngoài tỉnh.

PV: Những định hướng để nâng cao chất lụong hoạt động Trung tâm thời gian tới?

TL: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động là nhiệm vụ quan trọng, vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay, trong đó, đơn vị sẽ chú trọng tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, thông báo mở lớp huấn luyện đến các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội của công đoàn; tiếp tục nâng cao giá trị xây dựng hình ảnh cửa hàng phục vụ sản phẩm bảo hộ lao động với cung cách phục nhanh chóng, mới mẻ, kịp thời, đảm bảo sự tin cậy, hài lòng với giá cả cạnh tranh, khi các tổ chức cá nhân đến giao dịch.

Tranh thủ các mối liên hệ với các cơ quan, ban ngành chức năng trong tỉnh để giữ vững mối liên kết chặt chẽ trong các mặt hoạt động; đổi mới công tác tổ chức huấn luyện, trong quá trình huấn luyện phải sinh động, tạo điều kiện cho người được huấn luyện tiếp thu những kiến thức dễ dàng; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức huấn luyện được tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất tại nạn lao lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. 

 Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, tận tâm, phục vụ, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm sẽ luôn cố gắng phát huy những kết quả đạt được, đưa Trung tâm ngày một phát triển hơn trong thời gian tới.

LƯU HÙNG