null Thanh Bình - Đồng Tháp phát triển thương hiệu ớt thành nông sản thế mạnh địa phương

Trang chủ Chuyên mục Về Chúng tôi

Thanh Bình - Đồng Tháp phát triển thương hiệu ớt thành nông sản thế mạnh địa phương

Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp là địa phương có diện tích bãi bồi lớn, nhiều cù lao, đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó có ớt. Cây ớt được trồng ở Thanh Bình cách đây khoảng 20 năm. Bước đầu, diện tích trồng còn ít, nhưng đến nay, nơi đây đã trở thành một trong những vùng chuyên canh ớt lớn nhất Tây Nam Bộ với diện tích xuống giống khoảng 2.000 ha, tập trung ở Cù Lao Tây và vùng ven sông Tiền. Năm 2012, hợp tác xã nông nghiệp Thuận Phong có trụ sở tại xã Tân Huề huyện Thanh Bình được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể ớt Thanh Bình.

Thanh Bình là huyện có nhiều xã cù lao được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch phù sa màu mỡ, tạo nên thế mạnh trong nông nghiệp với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó ớt được coi là cây xóa nghèo của địa phương.

Hàng năm huyện Thanh Bình có diện tích trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày đạt từ 4.000 - 5.000 ha, trong đó riêng diện tích trồng ớt chỉ thiên tính đến cuối năm 2022  là hơn 2.000 ha, được coi là “vựa ớt lớn nhất miền Tây”. Các xã vùng cù lao và các xã vùng ven sông tiền là những khu vực tập trung nhiều diện tích trồng ớt thuận lợi và hiệu quả của huyện Thanh Bình. Sản lượng ớt tươi hơn 22.500 tấn/năm. Trên địa bàn huyện có 18 cơ sở và đại lý thu mua Đây là loại cây trồng được chuyển đổi từ đất lúa sang trồng ớt rất hiệu quả ở tỉnh Đồng Tháp hiện đang được giá cao và cho nhân rộng.

Tỉnh Đồng Tháp trồng nhiều loại ớt như ớt Chánh Phong, Thiên Ngọc, Sen Hồng, Hai Mũi Tên, Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, Tên Lửa 106…

Ớt được chế biến ra các sản phẩm như muối sấy, ớt bột, ớt dầm giấm, tương ớt hoặc ớt tươi đông lạnh đưa đi tiêu thụ... Do đó, cây ớt đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu.

Huyện Thanh Bình được xem là một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống nông nghiệp nói chung và ớt nói riêng trên địa bàn huyện. Nhu cầu giống ớt sạch và đảm bảo chất lượng ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Hiện tại, Hợp tác xã đã cung cấp nguồn giống cho các xã trong huyện và các huyện lân cận như Tam Nông, huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh,...

Định hướng phát triển bền vững thương hiệu ớt Thanh Bình

Theo UBND huyện Thanh Bình, Cù lao Tây, huyện Thanh Bình bao gồm 5 xã (Tân Bình, Tân Quới, Tân Hòa, Tân Huề, Tân Long) với diện tích đất nông nghiệp gần 6.800ha, chủ yếu sản xuất lúa chất lượng cao và hoa màu chủ lực như: ớt, bắp, rau muống lấy hạt, đậu xanh, đậu nành, khoai cao... cho thu nhập bình quân toàn vùng cù lao trên đơn vị sản xuất nông nghiệp từ 50-100 triệu đồng/ha.

Để sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển, địa phương đã thực hiện dự án đầu tư phát triển hạ tầng vùng chuyên canh rau màu huyện đến năm 2020 với tổng diện tích giai đoạn 1 là 646ha.

Theo kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Thanh Bình, địa phương chọn Cù lao Tây làm khu vực trọng tâm, trong đó huyện chọn 4 cây và 2 con (lúa, bắp, mè, ớt, cá tra và bò sinh sản). Với thế mạnh là cây ớt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa - được xem là bước chuyển cho sản phẩm góp mặt tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia. Không dừng lại đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn khai thác những giá trị gia tăng của ớt thông qua sản xuất sản phẩm làm từ ớt như bột ớt, muối ớt, tương ớt. Để phát huy thêm những tiềm năng vốn có, địa phương đang đẩy mạnh thực hiện quảng bá nhãn hiệu.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp địa phương tiếp tục phối hợp với các Viện, Trường Đại học nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sấy ớt cho nông dân nhằm bảo quản, dự trữ sản phẩm lâu hơn khi lưu thông trên thị trường; phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục thực hiện Đề tài Xây dựng Quy trình sản xuất ớt để nâng cao năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGAP tại xã Tân Bình, huyện Thanh Bình.

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, cùng sự hỗ trợ kịp thời của các Sở, ngành, huyện đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đơn cử như mô hình sản xuất ớt ứng dụng công nghệ cao sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; mô hình nhà lưới sản xuất cây giống ứng dụng công nghệ cao ở xã Tân Bình.

Trong đó, mô hình cánh đồng lớn đến năm 2022 tại xã Bình Thành, Bình Tấn, Tân Mỹ, Phú Lợi và An Phong đã được triển khai trên diện tích 2.750 ha; mô hình sản xuất ớt VietGAP ở ấp Tân Hội xã Tân Bình với diện tích 20 ha hiện đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP; mô hình ứng dụng công nghệ sinh học - hữu cơ hóa và sinh thái hóa trong trồng ớt với quy mô 8 ha đến nay đã xuống giống được 6,6 ha; dự án đầu tư phát triển vùng chuyên canh màu 5 xã Cù lao Tây đến năm 2022 với diện tích 966 ha đã đầu tư xong giai đoạn 1 (646 ha) và đang triển khai giai đoạn 2 (320 ha) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho người trồng màu...

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Thanh tra

Đơn vị chủ quản: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp
Giám đốc: Lương Văn Phú
Địa chỉ: Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Số 10 Lê Thị Riêng, P. 1, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3.853.382 – Email: tmdldt@dongthap.gov.vn