null Giới thiệu chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP

Trang chủ Thông tin sản phẩm

Giới thiệu chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP

Ngày 7/5/2018 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg, triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình tại Quyết định số 01/QĐ- BCĐ Ngày 22/8/2018.

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Quan điểm

- Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

- Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Mục tiêu tổng quát

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện

- Phạm vi thực hiện: Chương trình OCOP được triển khai thực hiện ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

- Đối tượng thực hiện:

+ Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

+ Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

- Nguyên tắc thực hiện:

+ Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu 

+ Tự lực, tự tin và sáng tạo   

+ Đào tạo nguồn nhân lực.

Hiệu quả, ý nghĩa, tác động của Chương trình OCOP

- Hiệu quả về kinh tế: Phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn và đô thị. Phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, gia tăng giá trị hàng hóa, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.

- Hiệu quả về văn hóa - xã hội - môi trường: Tạo việc làm, thu hút lao động và nguồn vốn đầu tư về khu vực nông thôn, giúp cho xây dựng NTM bền vững, thu hẹp khoảng cách đô thị - nông thôn. Tạo “sân chơi” cho cộng đồng bằng sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm liên tục. Bảo tồn những sản phẩm đặc trưng đậm nét văn hóa vùng miền, khơi dậy niềm tự hào của người dân mỗi vùng quê giúp họ tự tin, sáng tạo, yêu quê hương.

- Ý nghĩa, tác động của OCOP: Hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm hàng hoá một cách có hệ thống (OCOP); góp phần quảng bá, nâng tầm hình ảnh (Sản phẩm, văn hóa, con người) của Việt Nam nói chung, của người nông dân nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và thực hiện giảm nghèo bền vững. Chính phủ kiến tạo - hành động. Quốc gia khởi nghiệp.

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Thanh tra

Đơn vị chủ quản: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp
Giám đốc: Lương Văn Phú
Địa chỉ: Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Số 10 Lê Thị Riêng, P. 1, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3.853.382 – Email: tmdldt@dongthap.gov.vn