null Quy định mới của về chứng thư thủy sản xuất khẩu vào EU và Anh sau Brexit

Trang chủ Chuyên mục Hỗ trợ Doanh nghiệp

Quy định mới của về chứng thư thủy sản xuất khẩu vào EU và Anh sau Brexit

Từ ngày 21/4/2021, khi xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản vào EU, doanh nghiệp thực hiện mẫu chứng thư mới, thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 21/8/2021. Vương quốc Anh sau Brexit cũng có nhiều thay đổi trong nhập khẩu thủy sản…

Chứng thư mới từ quy định của EU

Nhằm thực hiện quy định của EU và tránh các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Sản và Thuỷ sản (NAFIQAD) thông báo và đề nghị các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU cần chủ động cập nhật, nghiên cứu và tổ chức thực hiện đúng quy định trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu thị trường này.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa thông tin, theo hướng dẫn của NAFIQAD tại công văn 453/QLCL-CL1 về mẫu chứng thư cho các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào EU, từ ngày 21/4/2021, khi xuất khẩu hàng vào EU áp dụng mẫu chứng thư mới.

Theo đó, ngày 16/12/2020 Uỷ ban châu Âu đã ban hành quy định số 2020/2235 liên quan tới mẫu chứng thư một số sản phẩm có nguồn gốc động vật xuất khẩu vào EU, có hiệu lực từ ngày 21/4/2021, thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 21/8/2021, trong đó có một số nội dung cần lưu ý.

Cụ thể, đối với mẫu chứng thư cho sản phẩm thủy sản, nhuyễn thể, giáp xác sống, đùi ếch, ốc, gelatine, collagen, sản phẩm composite từ nước thứ 3 xuất khẩu vào EU hiện đang được áp dụng trên TRACESNT (ban hành tại các Phụ lục I và III của Quy định (EU) số 2019/628 ngày 8/4/2019) sẽ được chuyển đổi tham chiếu tương ứng tại các Chương của Phụ lục III Quy định (EU) số 2020/2235 kể từ ngày quy định này có hiệu lực.

Do vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu mẫu và hướng dẫn khai báo các nội dung trong chứng thư mới để đảm bảo thực hiện đúng, chính xác khi đăng ký thẩm định, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU sau khi quy định có hiệu lực.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.

Vương quốc Anh sau Brexit

Ngoài ra sau Brexit, nếu doanh nghiệp đang xuất khẩu thủy sản vào Vương quốc Anh, có thể phải điều chỉnh hoạt động kinh donh của mình để phù hợp với quy định mới (từ 01/4/2021) do Brexit có những thỏa thuận tương mại mới ảnh hưởng đến thủ tục hải quan, thuế quan, thủ thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm, và nhãn mác. Nếu doanh nghiệp có đại diện làm việc tại EU, co thể họ sẽ không đến được Vương quốc Anh. Và cần đảm bảo rằng , người đại diện doanh nghiệp có thị thực, hoặc giấy phép cư trú hợp lệ.

Các nhà xuất khẩu cần biết là sau Brexit, giữa Vương quốc Anh và EU đã có những quy định về các têu chuẩn an toàn thực phẩm của riêng họ. Điều này đồng nghĩa là sẽ có các cuộc kiểm tra tại cửa khẩu để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng đúng các tiêu chuẩn. Các giấy chứng thư vệ sinh hiện tại mà các quốc gia không thuộc lên minh Châu Âu sử dụng chỉ có giá trị ở Vương quốc Anh đến ngày 01/4/2021. Đối với thủy sản nhập khẩu vào Vương quốc Anh sau ngày 01/4/2021, sẽ cần chưng thư vệ sinh mới. Doanh nghiệp có thể kiểm tra các thay đổi tại trang web của Chính phủ Vương quốc Anh: http//www.gov.uk/government/collections/health-certificates-for animal-and animal product-import-to-great-britain.

Được biết Vương quốc Anh và EU không áp dụng thuế quan với sản phẩm thủy sản được mua bán giữa các vùng lãnh thổ của họ. Các nhà xuất khẩu từ các nước không thuộc EU phải kiểm tra với Chính phủ của họ về các thỏa thuận thương ại và thuế quan hiện đang được áp dụng. Doanh nghiệp có thể tóm tắt về thuế quan thương mại áp dụng từ đầu năm 2021 tại trang web Thuế quan toàn cầu của Vương quốc Anh: http//www.gov.uk/trade-tariff.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần biết là hiện tại Vương quốc Anh và EU vẫn đang đối phó với tác động của dịch Covid-19 nên logistics và thương mại từ các nước ngoài EU đang gặp nhiều khó khăn và một số chính sách vẫn có thể thay đổi. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần trao đổi với nhà nhập khẩu về các tuyến đường thương mại mới để giảm thiểu bất kỳ sự chậm trễ nào trong vận chuyển và logistics.

Bộ Công thương

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Thanh tra

Đơn vị chủ quản: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp
Giám đốc: Lương Văn Phú
Địa chỉ: Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Số 10 Lê Thị Riêng, P. 1, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3.853.382 – Email: tmdldt@dongthap.gov.vn