null Cam kết thuế quan của Nhật Bản đối với rau quả Việt Nam trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Trang chủ Chuyên mục Hỗ trợ Doanh nghiệp

Cam kết thuế quan của Nhật Bản đối với rau quả Việt Nam trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

(Nhật Bản là quốc gia thành viên có cam kết phức tạp nhất đối với
sản phẩm rau quả trong Hiệp định CPTPP)

Theo văn kiện về Hiệp định CPTPP thì Nhật Bản là quốc gia thành viên có cam kết phức tạp nhất đối với sản phẩm rau quả. Trong đó, cam kết về thuế quan đối với các sản phẩm rau quả Việt Nam được chia thành bốn nhóm:

- Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với phần lớn dòng thuế rau quả.

- Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 4 - 15 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với một số dòng thuế bao gồm cả rau tươi và sơ chế (hành tây, nấm hương, ngô ngọt, khoai tây…), quả tươi và sơ chế (chuối, cam, quýt, dứa và nhiều nhất là các sản phẩm rau quả đã qua chế biến (nước ép dứa, nước ép cà chua, nước ép táo...);

- Áp dụng hạn ngạch thuế quan với một số sản phẩm đậu Hà Lan, đậu và các loại rau họ đậu chế biến sẵn thuộc các mã: HS200540.190, 200551.190 và 200599.119. Mức hạn ngạch cụ thể như sau: năm thứ nhất (380 tấn); năm thứ hai (464 tấn); năm thứ ba (548 tấn); năm thứ tư (632 tấn); năm thứ năm (716 tấn) và từ năm thứ sáu là 800 tấn/ năm. Thuế suất của sản phẩm nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Ngoài hạn ngạch là thuế MNF tại thời điểm nhập khẩu;

- Không xóa bỏ thuế đối với với một số mã sản phẩm đậu mã HS 071332.090, 0713334.299, đậu Hà Lan mã HS 071335.299, 071339.222, 071339.227, sốt cà chua mã HS 200290.211, 200290.221; dứa đã qua chế biến mã HS 200820.111, 200820.211.

So sánh CPTPP với AJCEP và VJEPA

Trước CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản đã có hai FTA chung là FTA ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).

VJEPA là FTA song phương, được đàm phán và có hiệu lực sau AJCEP, do đó có mức cam kết về thuế quan cho cao hơn trong AJCEP. VJEPA có hiệu lực từ năm 2009, trong đó các sản phẩm rau quả có cam kết như sau:

Đối với các sản phẩm rau tươi và sơ chế thuộc Chương 07: một số sản phẩm được xóa bỏ thuế ngay sau khi có hiệu lực, còn phần lớn các sản phẩm còn lại có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 11 hoặc 16 năm, một vài sản phẩm không có cam kết xóa bỏ thuế. Như vậy, ngoại trừ các sản phẩm không xóa bỏ thuế thì Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế cho Việt Nam đối với các sản phẩm rau tươi và sơ chế vào năm 2025.

Đối với các sản phẩm quả tươi và sơ chế thuộc Chương 08 và các sản phẩm rau quả đã qua chế biến thuộc Chương 20: toàn bộ các sản phẩm này có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 16 năm. Do đó, đến năm 2025 Nhật Bản cũng xóa bỏ thuế đối với đối với các sản phẩm này của Việt Nam.

Trong khi đó, lộ trình xóa bỏ thuế dài nhất của Nhật Bản trong CPTPP đối với các sản phẩm rau quả là 15 năm. Điều này có nghĩa là đến năm 2023, theo CPTPP Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế đối với tất cả sản phẩm rau quả Việt Nam, trừ một số sản phẩm không xóa bỏ thuế và một số sản phẩm áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Như vậy, về lộ trình, Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế đối với phần lớn rau quả theo CPTPP sớm hơn VJEPA hai năm. Đồng thời, danh mục các sản phẩm áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc không cam kết của CPTPP ít hơn của VJEPA.

Theo đó, xét tổng thể, mức cam kết thuế quan của Nhật Bản đối với các sản phẩm rau quả trong CPTPP cao hơn so với VJEPA.

Vui lòng tải file đính kèm tại đây

(VietnamExport tổng hợp)

Nguồn: Văn kiện Hiệp định CPTPP (www.moit.gov.vn); vietnambiz.vn; VCCI

vietnamexport.com

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Thanh tra

Đơn vị chủ quản: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp
Giám đốc: Lương Văn Phú
Địa chỉ: Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Số 10 Lê Thị Riêng, P. 1, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3.853.382 – Email: tmdldt@dongthap.gov.vn