Xuất bản thông tin

null Bảo tồn và phát huy tiềm năng giá trị quýt hồng

Bảo tồn và phát huy tiềm năng giá trị quýt hồng

Đây là chủ đề hội thảo trong khuôn khổ Lễ hội Quýt hồng Lai Vung lần thứ I, diễn ra vào sáng ngày 05/01/2023, do Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.

Hội thảo có sự tham dự của Cục Trồng trọt (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện Cây ăn quả miền Nam, các chuyên gia từ Trường Đại học Cần Thơ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, đặc biệt là nhà vườn trồng quýt hồng tại huyện Lai Vung.

Quýt hồng Lai Vung được trưng bày tại Lễ hội

Theo Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, quýt hồng gắn bó với nông dân huyện Lai Vung đã gần 100 năm qua. Từ khoảng 2010 đến 2016, mỗi năm tăng bình quân gần 100 ha quýt, nâng tổng diện tích lên gần 1.000 ha, với sản lượng bình quân khoảng hơn 30.000 tấn, mang lại giá trị gần ngàn tỷ đồng hằng năm.

Tuy nhiên, đi kèm theo sự thâm canh tăng năng suất thì sâu bệnh cũng phát triển theo, các vùng quýt hồng truyền thống xuất hiện hiện tượng vàng lá thối rễ, héo xanh. Năm 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Đề án bảo tồn, khôi phục cây quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung. Đến nay, cây đã hồi phục và dần cho năng suất cao trở lại, một số vườn cây bệnh nặng bị đốn bỏ đã bắt đầu trồng lại và hiện đang sinh trưởng tốt.

Hiện tại, toàn huyện có hơn 200 ha Quýt hồng đang cho trái hàng năm, năm 2022 ước khoảng 5.000 tấn và khoảng 50 ha đang được trồng mới.

Cục Trồng trọt thông tin về những điểm cần lưu ý trong sản xuất, tiêu thụ quýt hồng

Nhằm giúp nhà vườn huyện Lai Vung sản xuất quýt hồng mang lại hiệu quả cao hơn, tại hội thảo, các chuyên gia nông nghiệp đã thông tin, định hướng tình hình sản xuất tiêu thụ các loại nông sản nói chung, cây quýt hồng nói riêng. Đồng thời, chia sẻ giải pháp công nghệ trong sản xuất, bảo quản sau thu hoạch cây có múi, đặc biệt là quýt hồng.

Áp dụng công nghệ chế biến và tận dụng phụ phẩm từ quýt hồng sẽ giúp giải quyết đầu ra cho trái quýt, góp phần phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả kinh tế. Trong đó, quýt hồng có thể chế biến thành nhiều sản phẩm như: Rượu vang, kẹo, mứt vỏ, tinh dầu, mỹ phẩm v.v..

Nhà vườn trồng quýt kiến nghị các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu
 giống quýt hồng không hạt, kháng bệnh

Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, có nhiều đề tài khoa học đã và đang nghiên cứu trên cây quýt hồng. Trong đó, các đề tài như: Khắc phục hiện tượng khô đầu múi trái quýt hồng, khắc phục hiện tuợng cây bị chết xanh và rạn vỏ quả trên cây quýt hồng, cải thiện phẩm chất trái quýt hồng huyện Lai Vung.

Đầu mối tiếp nhận các kết quả nghiên cứu là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị trực thuộc Sở, đã triển khai ứng dụng thông qua việc phổ biến các quy trình kỹ thuật, tổ chức các buổi tập huấn và tổ chức tham quan học tập mô hình sản xuất mẫu. Qua đó, từng bước thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của người dân trong việc chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả cao, hướng đến sản xuất hàng hóa an toàn và chất lượng, góp phần giữ vững thương hiệu quýt hồng Lai Vung.

>> Khai mạc Lễ hội Quýt hồng huyện Lai Vung

Nguyệt Ánh

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>