Xuất bản thông tin

null Đào Thái Hanh

Nhân vật Lịch sử huyện Nhân vật lịch sử huyện

Đào Thái Hanh

Tóm tắt: 
Ông Đào Thái Hanh
Quê quán: làng An Tịch, tổng An Hội, huyện An Xuyên, phủ Tân Thành (nay thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp)
Năm sinh: 1871
Năm mất: 1916

Ông Đào Thái Hanh, sinh ngày 24/02/1871, tại làng An Tịch, tổng An Hội, huyện An Xuyên, phủ Tân Thành (nay thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp)

Từ nhỏ, ông Đào Thái Hanh được cha dạy cho chữ Hán, rồi được học chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp. Ông có tên chữ là Gia Hội về sau lấy tên hiệu là Sa Giang và Mộng Châu. Năm 18 tuổi (1889), Đào Thái Hanh ra làm Chánh Thủ bộ, chuyên lo giấy tờ, sổ sách tại làng An Tịch. Cũng năm này Ông thi đỗ và được bổ làm Giáo tập dạy chữ nho.

Kể từ năm 1891 đến năm 1894, Ông được chuyển làm Thư ký Sở Thương chánh Sài Gòn, rồi Thông sự địa hạt ở Bạc Liêu, có lúc là Giáo tập của trường tỉnh tại đây; chuyển xuống Cà Mau làm Thông sự, rồi xuống làng Tân Huyên làm Hương hộ, Hương quản trong tổng Quản Long. Trở về Bạc Liêu làm Thư ký Toà Bố; xin từ chức sang làm Thông ngôn Sở Hóa hạng ở Cà Mau.

Cuối năm 1894, ông Đào Thái Hanh ra miền Trung làm Ký lục thí sai nhì hạng thuộc Tòa sứ Trung Kỳ, tùng sự tại Bình Định. Cũng từ đây, ông Đào Thái Hanh chính thức bước vào hoạn lộ, trở thành vị quan cao cấp… ngạch Nhà nước An Nam và là hội viên Hội những người bạn Huế xưa, cộng tác viên cần cù cho tập san của Hội này.

Ông Đào Thái Hanh mất ngày 06/01/1916, tạp chí Những người bạn cố đô Huế đã cho đăng tiểu sử của Ông và viết:

“Ông Đào Thái Hanh là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Pháp từ năm 1910 và là Hiệp sĩ danh dự của Quốc Đoàn danh dự; là hội viên của “Hội những người bạn Huế xưa kể từ lúc mới thành lập, Ông không ngừng hoạt động tuyên truyền để tăng số người gia nhập và do đó để tăng nguồn lực lượng”.

“Nhờ có tài thuyết phục được các vị Thượng thư của Vương quốc An Nam quan tâm đến công trình của chúng ta. Ông còn là cộng tác viên cần cù của Tập San, và chúng ta nhờ vào Ông mà có được những bài nghiên cứu hấp dẫn về Nữ thần Thiên y A Na, Liễu Hạnh, Thái Dương, Ký Thạch. Ông có viết cho chúng ta những tranh sử đẹp về cuộc đời của Ngài Phan Thanh Giản, một gương mặt lớn của lịch sử An Nam. Hoàng Thượng đã truy phong cho Đào Thái Hanh chức Lễ Bộ Thượng (Thượng Thư Bộ Lễ, nhị đẳng, nhứt phẩm)”.

BBT