Xuất bản thông tin

null Truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chi tiết bài viết TTGDNN Tin nổi bật

Truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Ngày 19/10/2021, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Truyền thông hiệu quả của các loại vắc xin phòng COVID-19 đến cộng đồng, nhằm tạo ra sự đồng thuận, chấp nhận, tự nguyện đăng ký tiêm ngừa và tiêm ngừa vắc xin khi đến lượt.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên toàn Tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 chủ động, hiệu quả.

II.NỘI DUNG

1.Tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông về Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 05/8/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022; Thực hiện truyền thông nội dung vắc xin phòng COVID-19 theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương.

2.Truyền thông, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trên 70% dân số Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tại Đồng Tháp, triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 với mục tiêu đạt 95% dân số người từ 18 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

3.Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất” và “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”.

4.Vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân: đăng ký tiêm chủng, chứng nhận ngừa COVID-19, theo dõi phản ứng sau tiêm.

5.Truyền thông hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường;

6.Truyền thông các thông điệp, khuyến cáo đến người dân và cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi các phản ứng thông thường sau tiêm chủng, theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng nặng, nghiêm trọng sau tiêm vắc xin; khuyến cáo thực hiện Thông điệp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế) cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.

7.Truyền thông đến người dân chú trọng các nội dung:

Hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Triển khai Chiến dịch tại địa phương: phát động, thực hiện chiến dịch, các kết quả đạt được, sự phối hợp liên ngành, vận động người dân tham gia, ủng hộ chiến dịch và đi tiêm chủng khi đến lượt.

Truyền thông về công tác cung ứng vắc xin cho Chiến dịch, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng và các hoạt động khác của Chiến dịch.

Truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; các thông điệp, khuyến cáo đến người dân và cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi các phản ứng thông thường sau tiêm chủng, theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng nặng, nghiêm trọng sau tiêm vắc xin; khuyến cáo thực hiện Thông điệp 5K cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Thực hiện chiến dịch truyền thông trên phạm vi toàn Tỉnh về các loại vắc xin sử dụng trong Chiến dịch tiêm chủng; hiệu quả phòng dịch COVID-19, các khuyến cáo về đối tượng tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của từng loại vắc xin.

Truyền thông về sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức... trong triển khai Chiến dịch, kết quả tiêm chủng trên toàn quốc, tại các địa phương.

8.Nâng cao năng lực truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng: tổ chức đào tạo, tập huấn; xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông, các hướng dẫn chuyên môn dành cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.

III.THÔNG TIN VỀ VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Theo Sổ tay Hướng dẫn thực hành tiêm chủng của các loại vắc xin COVID-19, với các nội dung: thông tin chung của vắc xin phòng COVID-19; đóng gói, bảo quản; lịch tiêm; Chỉ định và chống chỉ định tiêm ngừa vắc xin; các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19... (Đính kèm Phụ lục)

IV.CHỦ ĐỀ TRUYỀN THÔNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1.Chủ đề truyền thông

Chủ đề 1: “Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”.

Chủ đề 2:“Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”

2.Thời gian: từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022.

V.CÁC HOẠT ĐỘNG

1.Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng

Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các loại vắc xin phòng COVID-19 được cung ứng tại Đồng Tháp, vận động người dân đăng ký tiêm ngừa tại địa phương.

Xây dựng các tin bài, phóng sự, chương trình truyền hình, phát thanh về hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong cuộc chiến chống COVID-19, khuyến cáo người dân tham gia tiêm chủng vắc xin để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

2.Truyền thông trên mạng xã hội: Triển khai truyền thông trên tất cả các nền tảng mạng xã hội hiện có trong Tỉnh.

3.Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng: Thực hiện cổ động phát thanh bằng xe thông tin lưu động.

4.Sử dụng các sản phẩm truyền thông của Bộ Y tế để xây dựng tài liệu truyền thông

Tài liệu truyền thông vắc xin phòng COVID-19: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=EyOUnx

Tài liệu truyền thông Thông điệp 5K: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61gcEtcP160Tu-9ukXAQ?e=t3qXYz

5.Truyền thông đồng bộ, hiệu quả về hoạt động tiêm chủng các vắc xin phòng COVID-19, vận động sự ủng hộ, tham gia của người dân và toàn xã hội.

6.Theo dõi và xử lý khủng hoảng truyền thông

7.Cung cấp các thông tin khoa học, chính xác, minh bạch để phản bác, xử lý kịp thời các tin đồn, tin giả ảnh hưởng xấu đến triển khai tiêm vắc xin.

Thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến tiêm vắc xin.

Nguồn: 307/KH-UBND

BBT