Xuất bản thông tin

null Anh Huỳnh Văn Lạc trồng sầu riêng mùa nghịch đạt hiệu quả kinh tế cao

Tái Cơ cấu ngành Nông nghiệp Tái Cơ cấu ngành nông nghiệp

Anh Huỳnh Văn Lạc trồng sầu riêng mùa nghịch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mạnh dạn chọn cây sâu riêng để thay thế cây nhãn da bò cho diện tích 3.000m2, cùng với việc chịu khó nghiên cứu tìm, tòi học hỏi, áp dụng các biệt pháp kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là xử lý ra hoa nghịch vụ vườn sầu riêng 9 năm tuổi của Anh Huỳnh Văn Lạc ở ấp An Lợi, xã An Khánh đã đem lại lợi nhuận cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ảnh Anh Huỳnh Văn Lạc (trái) trao đổi về cách chăm sóc cây sầu riêng

Anh Huỳnh Văn Lạc cho biết, trước đây vườn nhà anh chủ yếu trồng nhãn da bò nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế, được người quen giới thiệu cũng như tìm hiểu các thông tin anh Lạc đã mạnh dạn đến Bến Tre mua giống sầu riêng Mỏn thon về trồng, với diện tích 3.000m2 anh trồng 60 cây, trước khi trồng thì đất phải được xử lý với voi bột, tưới cho thấm vào mô đất nhằm hạ phèn giúp cho đất tơi xốp hơn, bón thêm phân chuồng, phân hữu cơ vô mô và xới đều lên khoảng 15 ngày rồi mới bắt đầu trồng, trồng mỗi cây cách nhau 6m, hàng cách hàng 6m. Cây sầu riêng khi mới trồng phải thường xuyên giữ ẩm cho đất và cho cây, khoản 1 tháng tưới phân cho cây một lần chủ yếu là phân sinh học và 01 ít phân hóa học, khi cây ra đọt phun thuốc trừ sâu ăn lá, phun 03 lần cho một kỳ ra đọt.

Sau thời gian 04 năm chăm sóc cây bắt đầu cho trái, để cây sầu riêng đạt năng suất và bán được giá cao anh Lạc đã tìm hiểu nghiên cứu kỹ thuật để xử lý cho cây sầu riêng ra hoa nghịch vụ như đậy màng phủ giữ cho góc sầu riêng không tiếp xúc với nước và mù sương  khoản 25 ngày, thấy cây sào lá, bắt đầu tưới nước liên tục, khi thấy cây nhú bông bắt đầu tưới nước theo phân kỳ, cách hai ngày tưới một lần. Anh Huỳnh Văn Lạc chia sẻ thêm về kinh nghiệm  xử lý cây sầu riêng ra hoa nghịch vụ:

Khi xử lý cây nghịch vụ, phải giữ nước cho khô, góc phải dọn dẹp sạch, mương rảnh thoát nước, rồi mình khống chế cho nó ra bông, trong 07 ngày xổ nhụy xong mình phải theo dõi để xịt thuốc cho đậu trái. Tùy theo thời điểm mình sẽ sử dụng thuốc, phân bón cho phù hợp. Khi đang vô trái, trái khoảng 1 kg thì mình dưỡng đọt để nuôi trái luôn để cây khỏe mạnh, nếu trái còn nhỏ dưới 1kg phải chặn đọt. Đi phân phải đúng liều lượng, trong 20 ngày, 25 ngày, 50 ngày phải sử dụng phân gì thì cây sầu riêng mới đạt tiêu chuẩn được”.

Để lấy ngắn nuôi dài anh Lạc còn trồn xen canh thêm, đu đủ, ổi đài loan để bù chi phí cho việc cho chăm sóc sầu riêng và thuê nhân công lao động, và chi phí cho cuộc sống hàng ngày. Từ khi sầu riêng  ra hoa đến khi thu hoạch là 5 tháng, với diện tích 3.000m2  trồng 60 cây mỗi năm gia đình anh Lạc thu hoạch trên 8 tấn với giá bán khoảng 70.000đồng/kg, trừ đi chi phí gia đình anh còn lợi nhuận trên 500.000.000 đồng mỗi năm.

Biết được đặt tính của cây sầu riêng, thích hợp với thổ nhưỡng địa phương hiện anh Lạc đã mạnh dạng đầu tư mua thêm 10.000m2 đất và trồng thêm 200 gốc sầu riêng nữa đến nay cây đã được 03 năm tuổi đang phát triển tốt. Tuy nhiên theo anh Lạc cho biết để cây sầu riêng phát triển bền vững và đạt năng suất cao thì ngoài việc chăm sóc cây từ khi trồng đến khi cho trái và thu hoạch thì việc chăm sóc, phục hồi dinh dưỡng cho cây sầu riêng sau thu hoạch trái xong cũng rất quan trọng, bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ cũng như năng suất của cây cho các mùa vụ tiếp theo. 

Anh Huỳnh Văn Lạc cho biết về cách chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch:

Cái cây mình ăn rồi thì mình phải xử lý, xịt xì mủ liền, để cây nó phát triển để khoảng 1 tuần sau rồi xới gốc xong rồi dưỡng rể lại gần búp búp mình mới đưa phân hóa học vô để cho nó kích rễ, bù dinh dưỡng cho cây để cây không có bị bệnh

Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Huỳnh Văn Lạc còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho hơn 20 hộ lân cận có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm về cây sầu riêng và hỗ trợ xây dựng cầu đường nông thôn trên 20 triệu động để góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Cẩm Phượng