Xuất bản thông tin

null Đồng Tháp: Phấn đấu hỗ trợ 09 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao OCOP đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia trong năm 2023

Chi tiết bài viết Tin tức - sự kiện

Đồng Tháp: Phấn đấu hỗ trợ 09 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao OCOP đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia trong năm 2023

Đó là một trong những mục tiêu của Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023 vừa được ký ban hành (Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 29/4/2023).

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập của người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu cụ thể của năm 2023 đó là:

(1) Có ít nhất 50 sản phẩm mới được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên;

(2) Phấn đấu hỗ trợ 09 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao OCOP đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia (Trong đó, tiếp tục hỗ trợ phát triển 04 sản phẩm tiềm năng 5 sao OCOP của tỉnh đã gửi hồ sơ dự thi về Bộ Nông nghiệp & PTNT và chuẩn hoá thêm 05 sản phẩm OCOP tiềm năng của tỉnh đủ điều kiện tham gia, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao năm 2023);

(3) Phấn đấu có ít nhất 50% sản phẩm OCOP công nhận năm 2020 tham gia đánh giá, phân hạng lại năm 2023;

(4) Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 chủ thể OCOP mới là HTX; có ít 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa;

(5) Phấn đấu mỗi huyện, thành phố thực hiện xây dựng tối thiểu 01 chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định (tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực: lúa, cá tra, hoa kiểng, xoài, sen và các ngành hàng có tiềm năng: nhãn, quýt hồng, chăn nuôi vịt, heo, bò,...); ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng;

(6) Phấn đấu mỗi huyện, thành phố (09 huyện/thành phố có làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận) có thêm 01 sản phẩm OCOP từ làng nghề, làng nghề truyền thống;

(7) Phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 10%; có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, tăng 6 chủ thể là nữ so với năm 2023;

(8) Phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi….) và có 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên môi trường trực tuyến (có 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của tỉnh được đưa lên sàn TMĐT Postmart.vn); phấn đấu có 01 quầy giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP/điểm du lịch lớn của Tỉnh;

(9) Thí điểm tổ chức vận hành Không gian làm việc chung Hỗ trợ Doanh  nghiệp và Khởi nghiệp nhằm hỗ trợ chuẩn hoá, phát triển, giới thiệu sản phẩm OCOP;

(10) Phấn đấu tham gia Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 01 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Sản phẩm OCOP tham gia trưng bày tại lễ hội Xoài năm 2023

Các nhiệm vụ và giải pháp tập trung thực hiện: (1) Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI về phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025; (2) Tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước thực hiện Chương trình OCOP các cấp; (3) Đẩy mạnh công tác truyền thông về Chương trình OCOP; (4) Triển khai thực hiện Chu trình OCOP, khai thác tối ưu hiệu quả của "Phần mềm số hoá OCOP" trong công tác quản lý, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; (5) Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; chuẩn hoá, phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị phù hợp lợi thế, điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; (6) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ đối với các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm OCOP trong và ngoài nước; (7) Triển khai Mô hình chỉ đạo điểm OCOP; (8) Tăng cường công tác khen thưởng; kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện ở các cấp; chú trọng kiểm tra việc tuân thủ cam kết về chất lượng sản phẩm của các chủ thể kinh tế sau khi đã có sản phẩm đạt sao OCOP.

Thường Thường