Xuất bản thông tin

null Thông tin nhanh thị trường nông sản tuần 23/9/2022 – 29/9/2022

Trang chủ Bản tin thị trường

Thông tin nhanh thị trường nông sản tuần 23/9/2022 – 29/9/2022

1. Thị trường thế giới

- Sản lượng gạo toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ niên vụ 2015-2016. Trong báo cáo tháng 9 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 508 triệu tấn (xay xát), giảm 4,4 triệu tấn so với dự báo tháng trước và thấp hơn 1% so với niên vụ 2021-2022. Đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ niên vụ 2015-2016. Sự sụt giảm này phần lớn là do sản lượng thấp hơn tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và Mỹ. Trong đó, sản lượng của Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan có sự sụt giảm mạnh nhất do ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nhiệt, hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng làm giảm diện tích thu hoạch cũng như năng suất dự kiến.

- Nhu cầu từ Trung Đông tăng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xoài của Colombia. Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu xoài của Colombia đạt 11,4 triệu USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2021, nhờ nhu cầu tăng mạnh từ thị trường Trung Đông. Hiện xuất khẩu xoài của Colombia sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như: Canada, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Guatemala, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Kuwait. Bước sang năm 2023, ngành xoài Colombia dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, ban đầu thông qua Florida, khu vực vốn đã là cửa ngõ nhập khẩu trái cây từ các nước khác, chẳng hạn như Cộng hòa Dominica và Mexico.

- Ấn Độ mở rộng diện tích nươi tôm ra nước ngoài. Theo vasep.com.vn, Sandhy Aqua, công ty con của AZ Gems, một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Mỹ về NK tôm từ Ấn Độ đang tìm hiểu các dự án nuôi trồng thủy sản tại châu Phi và Trung Mỹ bởi chi phí thuê đất tại đây rẻ hơn. Ấn Độ hiện đang đứng trước 2 sự lựa chọn để thúc đẩy sản xuất tôm. Thứ nhất, muốn tăng sản lượng đầu ra mà không tăng mật độ nuôi thì ngành tôm buộc phải mở rộng diện tích nuôi trong nước. Bang Andhra Pradesh chiếm khoảng 74% sản lượng tôm hiện nay, nhưng hầu hết sự tăng trưởng về sản lượng được ghi nhận ở bang Odisha và Tây Bengal với tốc độ 9% và 4%. Thứ hai, tăng sản lượng bằng cách tăng mật độ nuôi 200 con/mét vuông thì đòi hỏi vốn đầu tư phải lớn để nâng cấp hệ thống ao nuôi và xử lý nước. Sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ năm nay dự kiến giảm 100.000 tấn so với năm ngoái, chỉ đạt 800.000 tấn. Người nuôi tôm Ấn Độ phải giãn mật độ nuôi vì dịch bệnh bùng phát, phổ biến nhất là EHP. Mật độ nuôi giảm nên sản lượng tôm dự kiến giảm trong năm nay.

Ảnh: www.vasep.com.vn

2. Thị trường trong nước

- Lúa gạo: Nhìn chung, giá lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có điều chỉnh tăng so với tuần trước. Tại Đồng Tháp, lúa tươi Đài thơm 8 mua tại ruộng giá 6.000 – 6.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 5451 ở mức 5.800 – 5.900 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg. Gạo nguyên liệu Đài thơm 8 giá 9.000 – 9.100 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 giá 8.750 – 8.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Riêng mặt hàng gạo IR 504 giá ổn định 5.200 – 5.300 đồng/kg.

Giá gạo trong nước tăng gần đây trong bối cảnh các nhà xuất khẩu tăng cường thu mua từ nông dân. Tuy nhiên, nguồn cung lúa gạo trong nước đang cạn kiệt vì vụ thu hoạch vụ Hè Thu đã kết thúc và phải đợi ít nhất hai tháng nước trước khi vụ thu hoạch khác bắt đầu.

- Rau quả: Tại Đồng Tháp, xoài Cát Hòa Lộc (loại 1) giá 75.000 đồng/kg, ổn định so với tuần trước; xoài Cát Chu 25.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước; xoài tượng da xanh 21.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với tuần trước; cam soàn có giá 21.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với tuần trước; quýt đường có giá 20.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với tuần trước; chanh có giá 8.500 đồng/kg, ổn định so với tuần trước; thanh long có giá 9.500 đồng/kg, ổn định so với tuần trước; ổi có giá 7.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với tuần trước.

- Thủy sản: Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giá cá tra nguyên liệu ổn định và dao động quanh mức 31.000 đồng/kg; cá điêu hồng giá 39.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với tuần trước. Theo vasep.com.vn, xuất khẩu thủy sản cũng đã có nhiều khởi sắc, nếu như tháng trước, xuất khẩu thuỷ sản giảm tốc, nhu cầu từ các thị trường chững lại thì trong tháng 9 này, đơn hàng đã dần hồi phục, doanh nghiệp cũng chủ động sản xuất theo diễn biến thị trường. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Nga tăng tới 98% so với tháng trước và thị trường Trung Quốc có thể là điểm sáng trong quý 4 khi quốc gia này có dấu hiệu mở cửa trở lại nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng, nhu cầu mặt hàng thủy sản từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, EU… sẽ tăng từ tháng 10 để phục vụ mùa lễ hội. Doanh nghiệp đang chủ động đầu tư chế biến sâu, đa dạng thị trường, nâng cao giá trị, ổn định việc làm cho người lao động.

3. Giá cả thị trường một số mặt hàng chủ yếu tại Đồng Tháp, các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh

Ghi chú: biểu thị tăng biểu thị giảm = biểu thị ổn định

Mặt hàng

ĐVT

Giá cả

(đồng)

Giá cả

(đồng)

Mức tăng giảm so với kỳ trước

Ghi chú

 
 
 

1. Lúa gạo

 

 

 

 

 

 

Lúa Đài thơm 8

Kg

5.900

-

6.000

6.000

-

6.100

100

Tại ruộng

 

Lúa OM 5451

Kg

5.600

-

5.800

5.800

-

5.900

200

-

100

Tại ruộng

 

Lúa IR 50404

Kg

5.200

-

5.300

5.200

-

5.300

=

0

Tại ruộng

 

Gạo nguyên liệu Đài thơm 8

Kg

8.700

-

8.800

9.000

-

9.100

300

Tại kho

 

Gạo nguyên liệu IR 50404

Kg

8.550

-

8.600

8.750

-

8.800

200

Tại kho

 

2. Thủy sản (giá tại ao)

 

 

 

 

 

 

Cá tra

Kg

31.000

31.000

=

0

 

 

Cá lóc nuôi

Kg

41.000

41.000

=

0

 

 

Cá Điêu hồng

Kg

39.500

40.000

500

 

 

3. Gia súc, gia cầm

 

 

 

 

 

 

Heo hơi

Kg

57.000

57.000

=

0

 

 

Gà (thả vườn)

Kg

85.000

85.000

=

0

 

 

Vịt

Kg

65.000

65.000

=

0

 

 

Trứng gà

Trứng

2.800

2.800

=

0

 

 

Trứng vịt

Trứng

2.600

2.600

=

0

 

 

4. Rau quả (giá tại vườn)

 

 

 

 

 

 

Xoài Cát Hòa Lộc (loại 1)

Kg

75.000

75.000

=

0

 

 

Xoài Cát Chu

Kg

22.000

25.000

3.000

 

 

Xoài Tượng da xanh

Kg

19.000

21.000

2.000

 

 

Nhãn Idor

Kg

20.000

22.000

2.000

 

 

Mít Thái

Kg

30.000

30.000

=

0

 

 

Bắp

Kg

6.500

8.000

1.500

 

 

Ớt tươi

Kg

32.000

35.000

3.000

 

 

Khoai môn

Kg

29.000

30.000

1.000

 

 

Khoai lang tím

Kg

4.000

6.300

2.300

 

 

Khoai lang đỏ

Kg

2.700

2.500

-200

 

 

Khoai lang trắng

Kg

3.000

4.700

1.700

 

 

5. Giá tại Chợ đầu mối nông sản Cao Lãnh

 

 

 

 

 

Nhãn (IDO)

Kg

20.000

24.000

4.000

 

 

Nhãn tiêu Huế

Kg

12.000

12.000

=

0

 

 

Ổi Nữ Hoàng

Kg

12.000

11.000

-1.000

 

 

Chanh núm tươi loại I

Kg

6.500

6.500

=

0

 

 

Xoài cát chu

Kg

28.000

28.000

=

0

 

 

Xoài cát Hòa Lộc

Kg

70.000

74.000

4.000

 

 

Xoài Đài loan (vàng)

Kg

23.000

39.000

16.000

 

 

Xoài Đài loan (xanh)

Kg

20.000

28.000

8.000

 

 

Cam Sành

Kg

24.000

22.000

-2.000

 

 

Hạnh (tắc)

Kg

10.000

11.000

1.000

 

 

6. Giá tại chợ nông sản ở TP. Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

A. Rau Nội

 

 

 

 

 

 

 

Bắp nếp

chục 10

5.000

5.000

=

0

 

 

Chanh giấy

Kg

25.000

25.000

=

0

 

 

Chanh không hạt

Kg

12.000

12.000

=

0

 

 

Hạt sen Huế

Kg

150.000

130.000

-20.000

 

 

Khoai lang Nhật

Kg

18.000

16.000

-2.000

 

 

Ớt hiểm (Bến Tre)

Kg

38.000

38.000

=

0

 

 

Hạnh (tắc)

Kg

14.000

14.000

=

0

 

 

B. Trái cây nội

 

 

 

 

 

 

Cam xoàn (Vĩnh Long)

Kg

28.000

28.000

=

0

 

 

Đu đủ (vàng Nhật)

Kg

16.000

16.000

=

0

 

 

Mận (An Phước)

Kg

35.000

35.000

=

0

 

 

Mít Thái

Kg

15.000

15.000

=

0

 

 

Nhãn Idor

Kg

25.000

25.000

=

0

 

 

Ổi nữ hoàng

Kg

14.000

16.000

2.000

 

 

Quýt đường

Kg

42.000

40.000

-2.000

 

 

Sầu riêng Thái R6 miền tây

Kg

60.000

60.000

=

0

 

 

Thanh Long (Bình Thuận)

Kg

22.000

15.000

-7.000

 

 

 

Nguồn: từ các cộng tác viên tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh, Ban Quản lý chợ trong và ngoài Tỉnh./.

Cao Lượng - P. QLTM