Xuất bản thông tin

null Thông tin nhanh thị trường nông sản tuần 16/9/2022 – 23/9/2022

Trang chủ Tin tức

Thông tin nhanh thị trường nông sản tuần 16/9/2022 – 23/9/2022

1. Thị trường thế giới

- Lúa gạo: Trong kỳ đến ngày 23/9/2022, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng lên gần mức cao nhất 1,5 năm do các thương nhân đang gặp khó khăn với các lô hàng bị kẹt tại các cảng do biện pháp hạn chế xuất khẩu gần đây của Chính phủ nước này, trong khi người mua cũng đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung giá rẻ hơn từ các nhà cung cấp khác. Theo Reuters, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới đã tăng lên mức 385- 392 USD/tấn so với 365 – 371 USD/tấn vào cuối tháng trước và là mức giá cao nhất kể từ tháng 4/2021.

- Rau quả: Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang có kế hoạch mua 1,44 triệu pao các sản phẩm cá da trơn cho các chương trình hỗ trợ thực phẩm của chính phủ nước này. Đây là chương trình giúp cung cấp thức ăn cho người cao tuổi và người khuyết tật đủ điều kiện tham gia chương trình “Build Back Better” của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Mục tiêu của chương trình là chuyển đổi hệ thống thực phẩm nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhà sản xuất và cộng đồng nông thôn bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn hơn, tăng khả năng tiếp cận và tạo thị trường mới cho các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Chương trình sẽ củng cố chuỗi cung ứng quan trọng và giải quyết các thách thức tồn đọng. Việc giao hàng sẽ được thực hiện từ ngày 1/11 đến 31/1/2023.

- Thủy sản: Theo vasep.com.vn, xuất khẩu tôm của Bangladesh tăng lần đầu tiên trong 7 năm, xuất khẩu tôm của Bangladesh đạt 332,7 triệu USD trong 9 tháng đầu năm tài chính 2022 (bắt đầu từ tháng 7/2021). Theo Cục Xúc tiến Xuất khẩu Bangladesh, xuất khẩu tăng do nhu cầu cao, giá tăng. Bên cạnh đó, nhiều công ty chế biến cũng bắt đầu nối lại hoạt động xuất khẩu. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ tăng, đặc biệt là nhu cầu tôm sú ở các thị trường như EU, các nhà sản xuất trong nước đang kỳ vọng xuất khẩu nhiều tôm thẻ chân trắng hơn trong thời gian tới. Để hỗ trợ cho ngành, chính phủ Bangladesh dự kiến sẽ cho phép 13 công ty bắt đầu thử nghiệm chế biến tôm thẻ chân trắng xuất khẩu để khai thác tiềm năng của ngành trong lĩnh vực này.

Ảnh minh họa

2. Thị trường trong nước

- Lúa gạo: Giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng so với tuần trước. Tại Đồng Tháp, lúa tươi Đài thơm 8 mua tại ruộng giá 5.900 – 6.600 đồng/kg, tăng 250 – 350 đồng/kg; OM 5451 ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg, tăng 100 - 250 đồng/kg; IR 504 giá ổn định 5.200 – 5.300 đồng/kg. Gạo nguyên liệu Đài thơm 8 giá 8.700 – 8.800 đồng/kg, tăng 100 – 150 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 giá 8.550 – 8.600 đồng/kg, tăng 250 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam cũng tăng khoảng 10 - 20 USD/tấn so với tháng trước, lên mức 400 - 410 USD/tấn. Các thương nhân cho biết giá gạo trong nước đã tăng trong thời gian gần đây do các nhà xuất khẩu tăng cường thu mua từ nông dân do dự đoán xuất khẩu cao hơn sau khi chính phủ Ấn Độ áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo của nước này.

- Rau quả: Trong tuần, các mặt hàng xoài có giá ổn định so với tuần trước: xoài Cát Hòa Lộc (loại 1) tại Đồng Tháp có giá 75.000 đồng/kg; xoài Cát Chu 22.000 đồng/kg; xoài tượng da xanh 19.000 đồng/kg. Một số mặt hàng có giá tăng như: nhãn Idor giá 20.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg; mít Thái giá 30.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg; ớt tươi giá 32.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

- Thủy sản: Tại Đồng Tháp, giá cá tra nguyên liệu trong nước giữ ổn định giá 31.000 đồng/kg. Theo thống kê Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ chiếm 23% với hơn 421 triệu USD, tăng 87%. Riêng trong tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 33 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ; giá xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ trung bình 8 tháng 2022 đạt 4.543 USD/tấn, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm 2021. Con số tăng trưởng này không phản ánh xu hướng tích cực vì tháng 8/2021 là thời điểm xuất khẩu cá tra giảm sâu do tác động của đại dịch Covid. Doanh số cá tra sang Mỹ trong tháng 8 chỉ cao hơn một chút so với mức thấp gần 32 triệu USD trong tháng 7.

3. Giá cả thị trường một số mặt hàng chủ yếu tại Đồng Tháp, các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh

Ghi chú: biểu thị tăng biểu thị giảm = biểu thị ổn định

Mặt hàng

ĐVT

Giá cả (đồng)

Giá cả (đồng)

Mức tăng giảm so với kỳ trước

Ghi chú

 
 
 

1. Lúa gạo

 

 

 

 

 

 

Lúa Đài thơm 8

Kg

5.600

-

5.750

5.900

-

6.000

300

-

250

Tại ruộng

 

Lúa OM 5451

Kg

5.500

-

5.550

5.600

-

5.800

100

-

250

Tại ruộng

 

Lúa IR 50404

Kg

5.200

-

5.300

5.200

-

5.300

=

0

Tại ruộng

 

Gạo nguyên liệu Đài thơm 8

Kg

8.600

-

8.650

8.700

-

8.800

100

-

150

Tại kho

 

Gạo nguyên liệu IR 50404

Kg

8.300

-

8.350

8.550

-

8.600

250

Tại kho

 

2. Thủy sản (giá tại ao)

 

 

 

 

 

 

Cá tra

Kg

31.000

31.000

=

0

 

 

Cá lóc nuôi

Kg

41.000

41.000

=

0

 

 

Cá Điêu hồng

Kg

39.500

39.500

=

0

 

 

3. Gia súc, gia cầm

 

 

 

 

 

 

Heo hơi

Kg

60.000

57.000

-3.000

 

 

Gà (thả vườn)

Kg

85.000

85.000

=

0

 

 

Vịt

Kg

65.000

65.000

=

0

 

 

Trứng gà

Trứng

2.800

2.800

=

0

 

 

Trứng vịt

Trứng

2.600

2.600

=

0

 

 

4. Rau quả (giá tại vườn)

 

 

 

 

 

 

Xoài Cát Hòa Lộc (loại 1)

Kg

75.000

75.000

=

0

 

 

Xoài Cát Chu

Kg

22.000

22.000

=

0

 

 

Xoài Tượng da xanh

Kg

19.000

19.000

=

0

 

 

Nhãn Idor

Kg

16.000

20.000

4.000

 

 

Mít Thái

Kg

22.000

30.000

8.000

 

 

Bắp

Kg

6.500

6.500

=

0

 

 

Ớt tươi

Kg

31.000

32.000

1.000

 

 

Khoai môn

Kg

29.000

29.000

=

0

 

 

Khoai lang tím

Kg

1.700

4.000

2.300

 

 

Khoai lang đỏ

Kg

2.800

2.700

-100

 

 

Khoai lang trắng

Kg

3.000

3.000

=

0

 

 

5. Giá tại Chợ đầu mối nông sản Cao Lãnh

 

 

 

 

 

Nhãn (IDO)

Kg

22.000

20.000

-2.000

 

 

Nhãn tiêu Huế

Kg

12.000

12.000

=

0

 

 

Ổi Nữ Hoàng

Kg

9.000

12.000

3.000

 

 

Chanh núm tươi loại I

Kg

6.000

6.500

500

 

 

Xoài cát chu

Kg

28.000

28.000

=

0

 

 

Xoài cát Hòa Lộc

Kg

74.000

70.000

-4.000

 

 

Xoài Đài loan (vàng)

Kg

25.000

23.000

-2.000

 

 

Xoài Đài loan (xanh)

Kg

23.000

20.000

-3.000

 

 

Cam Sành

Kg

26.000

24.000

-2.000

 

 

Hạnh (tắc)

Kg

11.500

10.000

-1.500

 

 

6. Giá tại chợ nông sản ở TP. Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

A. Rau Nội

 

 

 

 

 

 

 

Bắp Mỹ

chục 10

6.000

6.500

500

 

 

Bắp nếp

chục 10

5.000

5.000

=

0

 

 

Chanh giấy

Kg

25.000

25.000

=

0

 

 

Chanh không hạt

Kg

12.000

12.000

=

0

 

 

Hạt sen Huế

Kg

150.000

150.000

=

0

 

 

Khoai lang Nhật

Kg

18.000

18.000

=

0

 

 

Ớt hiểm (Bến Tre)

Kg

38.000

38.000

=

0

 

 

Hạnh (tắc)

Kg

14.000

14.000

=

0

 

 

B. Trái cây nội

 

 

 

 

 

 

Cam xoàn (Vĩnh Long)

Kg

28.000

28.000

=

0

 

 

Đu đủ (vàng Nhật)

Kg

16.000

16.000

=

0

 

 

Mận (An Phước)

Kg

35.000

35.000

=

0

 

 

Mít Thái

Kg

15.000

15.000

=

0

 

 

Nhãn Idor

Kg

23.000

25.000

2.000

 

 

Ổi nữ hoàng

Kg

14.000

14.000

=

0

 

 

Quýt đường

Kg

42.000

42.000

=

0

 

 

Sầu riêng Thái R6 miền tây

Kg

65.000

60.000

-5.000

 

 

Thanh Long (Bình Thuận)

Kg

18.000

22.000

4.000

 

 

Nguồn: từ các cộng tác viên tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh, Ban Quản lý chợ trong và ngoài Tỉnh./.

Cao Lượng - P. QLTM