Xuất bản thông tin

null Phương châm rèn luyện để xứng đáng là người "Thầy" ở Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp

Bài viết Bài viết

Phương châm rèn luyện để xứng đáng là người "Thầy" ở Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Quốc Bình

Phó Trưởng khoa NNPL

Từ Gáo Giồng Thanh Mỹ đi lên

Hôm nay đây là Trường Chính trị

     Lời mở đầu một bài hát truyền thống của Trường Chính trị Đồng Tháp. Chỉ hai câu hát đơn sơ, mộc mạc, dễ hiểu đã mô tả toàn vẹn quá trình hình thành và hoàn thiện của một cơ sở có chức năng tuyên truyền và quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đến từng đảng viên, đội ngũ lãnh đạo trong thời kỳ kháng chiến giành độc lập thống nhất đất nước và thời bình xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Là một chặn đường phát triển với sự góp sức đầy tâm quyết có cả xương máu của các Bác, Cô, Chú đi trước, trong đó không thể thiếu sự đóng góp của đội ngũ được gọi với hai từ thân thương “Thầy, cô”. Chính họ không chỉ là những người tạo ra hình ảnh tốt đẹp của Trường Chính trị hôm nay, mà còn góp phần bảo vệ phẩm chất đạo đức cao đẹp của người thầy giáo Việt Nam truyền thống. Cụ thể:

     Một là, thầy giáo là người vắt trọn tâm huyết và công sức để trao lại cho người học của mình một thứ tài sản vô giá “đạo làm người”. Người thầy chính là người đã dẫn dắt con người trở thành con người có đạo đức cao đẹp, có trí tuệ sâu rộng. Người học viên nào cũng có thể tìm thấy trong nhân cách của mình có dấu ấn của người thầy và trên đường đời của mình ai cũng nhận thấy những lời dạy bảo của thầy là vô cùng có ý nghĩa và cần thiết.

     Hai là, thầy giáo là một người có tấm lòng yêu nghề tha thiết, hành nghề là vì sự nghiệp giáo dục chứ không phải vì danh lợi.

     Ba là, thầy giáo là người luôn coi trọng tri thức, tôn vinh đạo đức, lấy “dạy chữ - dạy người” làm lẽ sống.

    Bốn là, thầy giáo là người coi trọng danh dự, lương tâm; xây dựng vị trí của mình trong xã hội bằng chính năng lực thực sự, bằng đạo đức, bằng học vấn và bằng sự cống hiến cho xã hội.

     Ngày nay với sự phát triển về kinh tế và xã hội, môi trường sống đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức nói chung và đạo đức người thầy giáo nói riêng. Từ đó đã nẫy sinh nghề giáo được chia thành hai dạng người: “thầy dạy và thợ dạy”.

          - “Thầy dạy” là những người có nền tảng đạo đức vững chắc với khả năng sư phạm và nhân cách tốt đẹp, có cách ứng xử đúng đắn, khéo léo trong mọi tình huống nhằm truyền thụ không chỉ những kiến thức cho người học, mà còn dạy cho họ cách làm người bằng lòng thương yêu con người của chính người thầy.

          - “Thợ dạy” là những người chỉ xem nghề giáo đơn giản là một nghề để mưu sinh bình thường chứ không phải là công việc yêu thích, say mê (không có tâm nghề).

          Nguyên nhân dẫn đến “thợ dạy” ra đời là do:

         Thứ nhất, nhu cầu cơ bản nhất của con người là làm sao được no bụng (nhu cầu sinh lý học), chính cuộc mưu sinh mà đã biến người thầy đánh mất đi tâm huyết của nghề giáo.

          Thứ hai, Người thầy làm việc mà luôn phải trong trạng thái lo sợ: sợ về thu nhập (nay cao – mai thấp), sợ thất nghiệp (nhu cầu an toàn). Đối với người thầy nhu cầu này chính là hình ảnh của người thầy trước mắt của những học trò của mình.

          Thứ ba, trong xã hội hiện nay có câu nói truyền miệng “thầy giáo, tháo giày” là xuất phát từ hai nhu cầu trên không được đáp ứng đầy đủ, nên dẫn đến người thầy không được chỉnh tề trong phong cách đi đứng, trang phục nên vị trí mất đi trong mắt của người học.

          Thứ tư, sự “tôn sư trọng đạo” hiện nay hầu như là không đúng bản chất truyền thống dân tộc Việt Nam nữa. Các món quà tặng thầy, cô, kể cả trong ngày trọng đại truyền thống nghề giáo 20/11 thông thường thể hiện nhu cầu xã giao, quan hệ chứ không phải sự nhớ ơn, cám ơn.

          Vì vậy, để tiếp nối truyền thống đạo đức tốt đẹp của người “thầy” mà các bậc tiền nhân đi trước đã tâm quyết tạo dựng, xứng đáng là người “thầy” của Trường Chính trị Đồng Tháp, loại bỏ được những tác động xấu. Những người “thầy dạy thật sự” phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức và tác phong mẫu mực của người thầy, phải là người có lòng thiết tha yêu nghề, vì danh dự của nghề mà hành động và phấn đấu chứ không phải vì quyền lợi vật chất. Luôn coi trọng danh dự, lương tâm nghề nghiệp và xây dựng hình tượng, vị trí của mình trong bằng chính năng lực, đạo đức. Luôn nâng cao tri thức và không ngừng sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết kết hợp lý luận và thực tiễn để truyền thụ cho người học với phương châm “học là biết – hiểu – làm việc có hiệu quả”, luôn thể hiện tâm lòng thương yêu, gần gũi, hòa đồng (không hòa tan – giữ đạo người thầy) với người học. Mỗi người “thầy” Trường Chính trị Đồng Tháp phải luôn nhớ rằng sản phẩm mà mình tạo ra là “nhân cách” của người học – là sản phẩm vô giá không chỉ cho Đảng, nhà nước mà còn cho xã hội.

Vì vậy, mỗi người “thầy” hôm nay và cả mai sau, khi chấp nhận theo nghề thì phải quyết tâm thực hiện “thanh bạch – thanh liêm – thanh nhàn” và là “tấm gương sáng, nói đi đôi với làm, hình mẫu cho học viên noi theo”. Có như vậy mới xứng đáng đứng trên bụt giảng, xứng đáng là người “thầy” của Trường Chính trị Đồng Tháp./.