Xuất bản thông tin

null Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp – 65 năm thực hiện nhiệm vụ Đào tạo, Bồi dưỡng và Nghiên cứu khoa học

Tin tức Bài viết

Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp – 65 năm thực hiện nhiệm vụ Đào tạo, Bồi dưỡng và Nghiên cứu khoa học

Th.s Nguyễn Thị Ánh Xuân

Năm 1941, trước yêu cầu cấp bách về xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị để phục vụ cho cuộc đấu tranh giành, giữ, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ và để kịp thời tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng giúp cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở nắm đường lối của Đảng để lãnh đạo quần chúng địa phương, tổ chức kháng chiến, giành lấy, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng trở thành một trong những nội dung quan trọng theo Hội nghị Trung ương 8 năm 1941 xác định. Việc đào tạo cán bộ đã trở thành một công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ, một phút và yêu cầu tất cả các cấp chỉ huy của Đảng phải đặc biệt chú ý công tác này; đặc biệt mở lớp huấn luyện cán bộ, cán bộ bắt buộc phải chịu sự huấn luyện theo chương trình phổ thông của Đảng là tiền đề những lớp huấn luyện tiền thân của Trường Đảng Tỉnh nay Trường Chính trị tỉnh.

Trong những năm qua, với khối lượng, quy mô đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được giao rất lớn, nhà Trường luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm; coi trọng chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng là mục tiêu phấn đấu. Thông qua việc tổ chức tốt các khâu trong quá trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hiện đại; sử dụng có hiệu quả kinh phí được cấp; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn... Từ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng không ngừng được nâng lên, giúp cho học viên nắm vững kiến thức lý luận, nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng xử lý các tình huống trong lãnh đạo, quản lý điều hành tại địa phương, đơn vị.

Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể Nhà trường, kể từ năm 1955 đến nay Trường đã mở được 1.300 lớp, với 113.745 học viên. Trong đó có 222 lớp cao cấp lý luận chính trị và đại học với 6.142 học viên, 210 lớp trung cấp lý luận chính trị với 14.239 học viên, 868 lớp trung cấp chuyên nghiệp và bồi dưỡng với 93.364 học viên. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1955-1960: mở 20 lớp, với 620 học viên.
  • Giai đoạn 1961-1975: mở 55 lớp, với 2.100 học viên
  • Giai đoạn 1976 - 1985: mở 15 lớp, với 1.430 học viên (Trong đó, năm 1985 trường mở lớp Trung cấp lý luận chính trị đầu tiên với 120 học viên)
  • Giai đoạn 1986-1994: mở 181lớp, với 14.783 học viên
  • Giai đoạn 1995- 2008: mở 477 lớp, với 48.334 học viên.
  • Giai đoạn 2009 - 2015: mở 323 lớp,với 29.201 học viên.
  • Giai đoạn 2016 - 2020:mở 229 lớp, với 17.277 học viên

Để có được những kết quả trên, nhiều năm qua dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Giám hiệu trường, nhiều giảng viên đã nghiêm túc thực hiện công tác nghiên cứu thực tế, nghiên cứu khoa học giúp đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ Nhà trường đã và đang từng bước trưởng thành, việc đưa kiến thức thực tế, những giá trị cốt lõi được nghiên cứu, đúc kết thu nhận được trong quá trình nghiên cứu thực tế, nghiên cứu khoa học vào bài giảng,là một trong những yêu cầu và làm nhiệm vụ bắt buộc của mỗi giảng viên. Trong thời gian qua Trường đã đưa biệt phái về cơ sở 03 giảng viên; đã tổ chức thực hiện và nghiệm thu 04 đề tài khoa học cấp tỉnh; 05 đề tài khoa học cấp cơ sở; 10 đề tài khoa học cấp khoa; tổ chức 18 cuộc hội thảo khoa học, đặc biệt tổ chức Hội thảo và phát hành cuốn Lịch sử trường nhằm tổng kết quá trình 60 năm hình thành và phát triển; 100% giảng viên của trường thực hiện đề tài nghiên cứu thực tế hàng năm theo quy định; nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học, tập sang của giảng viên được công bố hàng năm...

Công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên trường Chính trị, đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của từng cá nhân giảng viên và chất lượng giảng dạy của nhà trường. Việc thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế không khó khăn, phức tạp nhưng để hoạt động này đi vào nề nếp, đòi hỏi có sự nghiêm túc của mỗi giảng viên, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường và sự phối hợp, tổ chức mang tính khoa học của các bộ phận trong Trường và các địa phương để việc nghiên cứu thực tế ngày càng trở thành một hoạt động thường xuyên, tự giác của mỗi giảng viên.

Ảnh: Quang cảnh Trường Chính trị Đồng Tháp

Trước yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh tỉnh ta đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ; về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức. Đòi hỏi Trường Chính trị tỉnh phải có tầm nhìn chiến lược, không ngừng đổi mới toàn diện quá trình đào tạo, bồi dưỡng đồng bộ, lấy chất lượng và hiệu quả thực thi nhiệm vụ sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng của người học làm thước đo. Muốn thực hiện điều đó, cần phải xem việc xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn như là một giải pháp vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài để xứng tầm với vị trí, vai trò, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đã được Ban Bí thư xác định; là cơ sở duy nhất đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị của địa phương. Trong thời gian tới, nhà Trường đang tập xây dựng, hoàn thiện, một số mặt sau:

Thứ nhất, thực hiện tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngắn hạn và dài hạn; triển khai tổ chức tốt các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tham giacập nhật, biên soạn tài liệu bồi dưỡng  nhằm trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về lý luận, tri thức, phương pháp và kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm cho học viên sau khi ra trường có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, các quy chế, quy trình và phương pháp quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡngchuẩn hóa. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong mọi hoạt động, nhất là hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt, nghiên cứu khoa học, xây dựng môi trường văn hoá công vụ, văn hoá ứng xử trong trường Chính trị.

Thứ ba, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; bám thực tiễn để chủ động, kịp thời đề xuất vấn đề nghiên cứu, đúng trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của địa phương…

Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộlãnh đạo quản lý, giảng viên và nhân viên đạt chuẩn. Đảm bảo các tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo, quản lý; trình độ ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin....Cùng với xây dựng đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm cần chú trọng phát triển đội ngũgiảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên về số lượng, và chất lượng chuyên môn; có năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu thực tế có thời hạn cho đội ngũ giảng viên.

Thứ năm, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật hiện đại và đảm bảo điều kiện về ăn, ở, học tập cho học viên tại trường.

Nhiều năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp trách nhiệm và hiệu quả của các ban, sở, ngành, địa phương, một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên cả nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trường Chính trị tỉnh đã không ngừng xây dựng và phát triển, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. Để sớm xây dựng Trường Chính trị đạt chuẩn, rất cần sự quan tâm vào cuộc một cách chủ động, tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành trong tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách, tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để xây dựng Trường Chính trị đạt chuẩn, xứng tầm là cơ sở duy nhất đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của tỉnh nhà./.