Xuất bản thông tin

null Thực trạng việc thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn trong xây dựng xã nông thôn mới năm 2020 ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Bài viết Tin tức - Sự kiện

Thực trạng việc thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn trong xây dựng xã nông thôn mới năm 2020 ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

 

ThS. Trần Thị Thu Trang

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương, chính sách hợp lòng dân nên sớm đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ chống chính trị và của toàn dân. Quán triệt quan điểm trên, trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp bước đầu đã thể hiện được vai trò nòng cốt của mình, chủ động phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng, tạo được sự đồng thuận cao, đồng thời, đã lắng nghe, tập hợp những kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước, nhất là các vấn đề quan trọng về phát huy dân chủ, phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân,... góp phần quan trọng, tạo niềm tin trong nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân

Trong năm qua, Xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cũng đã tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp tích cực đóng góp vật lực cho xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đường nông thôn đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (nền 6,5 m, mặt 3,5 m) đạt tỷ lệ 100%. Kểt quả đạt được: Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện: có 03/03 tuyến dài 5,7km/5,7km được đầu tư đale nền 6,5m, mặt đale 3,5m (Đạt 100%). Đường trục ấp và liên ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (nền 5 m, mặt 3,5 m) đạt tỷ lệ ≥50%. Kết quả đạt được: Đường trục ấp, liên ấp có 03/05 tuyến, chiều dài 9,930 km/15,610km được đầu tư đale, nền 5m, mặt đale rộng 3,0 – 3,5 m, đạt tỷ lệ 63,61%. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (nền 04 m, mặt 03 m) đạt tỷ lệ 100% trong đó ≥ 30% cứng hóa. Kết quả đạt được: Đường ngõ, xóm có 06/06 tuyến, chiều dài 8,836 km/8,836km được đầu tư đale, nền 4m, mặt đan rộng 2,5 - 3,0 m, đạt tỷ lệ 100%. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm (nền 04 m, mặt 3,0 m) đạt tỷ lệ ≥ 50%. Kết quả đạt được: Đường trục chính nội đồng có 01/02 tuyến, dài 4,760/7,420km, được trãi đá 0x4 , nền 5m, mặt đale rộng 3 m, đạt tỷ lệ 64,15%,  01 tuyến đường còn lại được trãi đá 0x4 mặt 2m đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa. Tổng nguồn vốn lũy kế huy động và thực hiện cơ sở hạ trong giai đoạn 2016 – 2020 kéo dài đến năm 2020 là 37.008 triệu đồng. Trong đó: 7.144 triệu đồng từ ngân sách Trung ương, 14.139 triệu đồng từ ngân sách Tỉnh, 6.050 triệu đồng từ ngân sách Huyện, 120 triệu đồng từ ngân sách xã, còn lại 9.555 triệu đồng do nhân dân đóng góp, đạt nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

          Với sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền đã chủ động phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới; tập huấn hướng dẫn đánh giá  bộ tiêu chí nông thôn mới. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân xã Tân Khánh Trung, xã đã đạt tiêu chí 2 về giao thông, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, từ chính quyền xã đến ấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân.

Đạt được những kết quả trên là do cả hệ thống chính trị đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo phương châm hướng mạnh về ấp, bám ấp, giải quyết nhanh chóng những vấn đề đặt ra trong quá trình vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; xây dựng được nhiều mô hình, nhiều phương thức hoạt động có hiệu quả người dân đã hiến đất, chung sức tạo sự lan toả trong toàn xã.

Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các ấp của xã vẫn còn khá lớn. Công tác xây dựng nông thôn mới của xã còn những hạn chế nhất định: Một số văn bản hướng dẫn thực hiện dự án còn chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện chậm ở một số ấp; một số ấp chỉ đạo triển khai chương trình chưa quyết liệt. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… trong công tác xây dựng nông thôn mới có nơi còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự lắng nghe ý kiến để giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chưa thật sự tận tâm, tận lực với chương trình, chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức trong tuyên truyền vận động nhân dân, do vậy, kết quả còn khiêm tốn. 

Ngoài ra, hoạt động giám sát còn dàn trải, có những nội dung giám sát bị chồng chéo, nhiều hoạt động còn nặng về bề nổi, chưa chú trọng chiều sâu. Đặc biệt, sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới còn ít. Thành viên ban chỉ đạo của xã còn mỏng, một số cán bộ được luân chuyển, chưa phát huy được khả năng, chưa nắm được các tiêu chí, mục đích, ý nghĩa của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, do thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm giám sát về giao thông dẫn đến thông tin còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân về ý nghĩa, mục đích của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước và cấp trên. Việc động viên, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong nhân dân có nhiều thành tích thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới” chưa thật sự kịp thời.

Những vấn đề trên đòi hỏi hệ thống chính trị của xã phải chung sức giải quyết trong thời gian tới để thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.