null Đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KHCN), tỉnh đã triển khai đến nhiều ngành, lĩnh vực, giúp cho người dân có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản. Việc triển khai các đề tài, dự án, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình cho nông dân được đẩy mạnh, giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.

Nhiều tiến bộ KHCN đã được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất lúa, rau, cây ăn trái như: xây dựng và hoàn chỉnh quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đối với cây lúa, rau màu, cây ăn trái; ứng dụng các kỹ thuật mới như xử lý ra hoa trái vụ, bao trái, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của địa phương. Một số kỹ thuật khác cũng đang triển khai như: tưới tiết kiệm nước, sử dụng phân tan chậm, sản xuất hữu cơ đối với một số cây trồng, ứng dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất...

Ứng dụng KHCN được triển khai, áp dụng trên các cây trồng chủ lực như: mô hình xử lý giá thể trồng hoa hồng bằng chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới, nhân giống vô tính giúp nhân nhanh các giống mang đặc tính tốt, sạch bệnh, thử nghiệm sản xuất giống bắp chuyển gen trên địa bàn huyện Thanh Bình, giống đậu nành của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (OMĐN 1, OMĐN 29, OMĐN 110, OMĐN 112) góp phần làm tăng chất lượng nông sản, thích nghi được điều kiện biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường...

Lĩnh vực chăn nuôi được nâng cao trình độ, chất lượng các giống heo, kỹ thuật gieo tinh nhân tạo ngày càng hoàn thiện; hỗ trợ ưu đãi đầu tư dự án Trung tâm heo giống công nghệ cao tại huyện Cao Lãnh do Công ty TNHH Liên doanh Austfeed Mekong làm chủ đầu tư, với quy mô công suất 5.000 heo giống ông bà/năm, 125.000 heo thương phẩm/năm. Ngoài ra, bước đầu đã áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP tại 6 hộ nuôi heo với quy mô 10 heo nái/chuồng/hộ.

Lĩnh vực thủy sản, đã tiếp nhận và chuyển giao 89.872 cá tra giống đã cải thiện di truyền do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao đến 40 hộ sản xuất giống cá tra trên địa bàn tỉnh. Đối với nuôi cá tra thương phẩm 100% diện tích ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học nhằm ổn định nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chỉ số tiêu thụ thức ăn, cải thiện chất lượng thịt; đã có hơn 95% diện tích áp dụng và được chứng nhận các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP... Tỉnh tiếp nhận công nghệ của Israel về sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực và ứng dụng quy trình sản xuất giống cá rô phi đơn tính sử dụng hormon MT (17 Alpha - Methyl Testosteron) nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và năng suất.

Tỉnh đã tập trung hỗ trợ ngành cơ khí, nhất là cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp được triển khai thông qua chương trình và chính sách khuyến công; phối hợp đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực quản lý và tạo điều kiện xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật giới thiệu sản phẩm cơ khí; tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, tổ chức đoàn cho các cơ sở cơ khí và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh tham gia hội chợ triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ, hội chợ máy thiết bị và công nghệ MTA Việt Nam, triển lãm sản phẩm tiết kiệm năng lượng...

Theo TN (Báo Đồng Tháp Ọnline)

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Thanh tra

Đơn vị chủ quản: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp
Giám đốc: Lương Văn Phú
Địa chỉ: Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Số 10 Lê Thị Riêng, P. 1, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3.853.382 – Email: tmdldt@dongthap.gov.vn