Xuất bản thông tin

null Phòng chống suy thoái, trì trệ và tiêu cực trong cán bộ ngành Kiểm sát hiện nay

Trang chủ VKS_HOCTAP_TUTUONG_ HCM

Phòng chống suy thoái, trì trệ và tiêu cực trong cán bộ ngành Kiểm sát hiện nay

Đảng viên là "chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong", điều đó đồng nghĩa đảng viên khác với đông đảo quần chúng ở phẩm chất tiên phong, gương mẫu...

= = =

Cụ thể là phải nêu gương mẫu mực trong cách sống, cách làm việc, trong quan hệ, ứng xử với người khác… Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã phai nhạt phẩm chất này, thể hiện rõ nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự trì trệ và tiêu cực khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Cho nên việc  “Phòng chống suy thoái, trì trệ và tiêu cực”, sẽ góp phần giúp cho cán bộ, đảng viên có quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra khá rõ nét những hạn chế về tư cách cán bộ, đảng viên và cũng là biểu hiện của bệnh trì trệ khi đó. Đó là: “Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc gì dễ thì tranh lấy cho mình. Việc gì khó thì đùn cho người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”. Và: “Thấy những việc có hại đến dân chúng cũng mặc kệ, không khuyên răn, không ngăn cản, không giải thích. Làm việc không có kế hoạch, gặp sao làm vậy, làm lấy lệ, làm không có ngăn nắp, làm không đến nơi đến chốn”.

Cùng với quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do đất nước, Đảng, Nhà nước ta không ngừng quan tâm tiến hành công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đi đôi với kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đào tạo đội ngũ cán bộ… để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn, tích cực, bệnh trì trệ vẫn không bị xóa bỏ mà vẫn tồn tại, phát triển thêm nhiều dạng mới.

 

Thường gặp, tình trạng “ngâm” chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của cấp trên; làm việc tà tà “dễ làm khó bỏ”... Trong tư tưởng của người mắt bệnh trì trệ thì “luôn trông chờ, thụ động, ỷ lại vào cấp trên, tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, kỷ cương phép nước không nghiêm còn khá phổ biến…” nên gây nên tác hại nhiều mặt: “Phá hoại tổ chức của Đảng, giảm bớt kỷ luật của Đảng, bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi”.

Thứ hai là tình trạng “” việc, “” trách nhiệm, “đùn cho người khác” trong giải quyết những công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị. Nhẹ thì gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, lớn hơn thì hình thành kiểu vòi vĩnh “bôi trơn”, gây tiêu cực, tham nhũng.

Nói về khái niệm “tiêu cực” được sử dụng phổ biến trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, nhưng chưa có văn bản nào quy định, giải thích cụ thể tiêu cực. Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “tiêu cực” dùng để chỉ những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng phủ định, cản trở, không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội; trái với tích cực. Khái niệm “tiêu cực” trong công tác cán bộ là nhận thức, thái độ, hành vi không lành mạnh; những thói hư, tật xấu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Còn việc Tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là những biểu hiện, hành vi trái với các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế, điều lệ của các tổ chức hội, đoàn thể; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là biểu hiện rõ nét nhất của “tiêu cực” trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Thực tiễn chỉ ra rằng, trì trệ và tiêu cực, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của trì trệ là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh trì trệ; trì trệ tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. Trì trệ nói riêng, và tiêu cực nói chung đều làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Do đó, trọng tâm của đấu tranh phòng, chống trì trệ và tiêu cực chính là đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Công tác phòng chống trì trệ phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.            

3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới

  Những đức tính của người cán bộ Kiểm sát mà Bác Hồ đã dạy chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất về “đạo đức cách mạng” của người cán bộ Kiểm sát phải “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ, người cán bộ Kiểm sát sẽ rèn luyện được phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong, phương pháp làm việc khoa học để hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của mình.

 

Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhất là những lời dạy của Người đối với người cán bộ kiểm sát làm nền tảng; luôn xác định đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài trong suốt quá trình rèn luyện, phấn đấu của bản thân để phòng chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên trong ngành kiểm sát.

  Trong thực thi công vụ, luôn nghiêm chỉnh thực hiện theo Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 22/3/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao “về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành kiểm sát nhân dân”, không tư lợi, không màng đến lợi danh;

Để chữa bệnh trì trệ, trước hết, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ được giao, từ đó xác định rõ cơ sở, mục đích, yêu cầu, kết quả phải đạt cùng tiến độ kết thúc; đồng thời mỗi cá nhân phải xây dựng cho mình một kế hoạch phù hợp với nhiệm được giao; tránh tình trạng tình trạng “” việc, “” trách nhiệm, “đùn cho người khácphải nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt các Chương trình, Kế hoạch của Ngành đã đề ra, từ đó chủ động hoàn thành tốt phần việc được giao…

Trong giao tiếp, làm việc với công dân, phải tránh tình trạng Thấy những việc có hại đến dân chúng cũng mặc kệ, không khuyên răn, không ngăn cản, không giải thích”, mà phải luôn tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân; không gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, kéo dài thời gian giải quyết công việc của cơ quan và người dân

          Nghiêm túc thực hiện tốt công tác phê bình và tự phê bình, dám nhìn thẳng vào những mặt còn hạn chế để đề ra những biện pháp khắc phục.

Đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên là giải pháp hàng đầu để xây dựng tổ chức đảng có đủ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ngọc Oanh – Phạm Sóc