Xuất bản thông tin

null Uỷ ban nhân dân bị Tòa án tuyên hủy quyết định hành chính do áp dụng văn bản đã hết hiệu lực

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGNGANH

Uỷ ban nhân dân bị Tòa án tuyên hủy quyết định hành chính do áp dụng văn bản đã hết hiệu lực

Hoạt động ban hành quyết định hành chính là hoạt động đặc biệt quan trọng mang tính quyền lực nhà nước, do đó cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành…

= = =

 

          Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Nội dung và hình thức của quyết định hành chính phải được ban hành phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành và tuân thủ hiến pháp, luật, pháp lệnh về mặt pháp lý. Quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật, nhằm thi hành luật. Quyết định hành chính phải được ban hành trên cơ sở luật và để thi hành luật, theo hình thức và trình tự do pháp luật quy định.

ảnh minh hoạ nguồn Internet

 

Theo đó, hoạt động ban hành quyết định hành chính là hoạt động đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các quyết định áp dụng trong xử lý các hành vi vi phạm hành chính vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân bị áp dụng. Tuy nhiên trên thực tế việc ban hành quyết định hành chính vẫn chưa đảm bảo đúng quy định pháp luật, dẫn đến người bị áp dụng quyết định khiếu kiện ra Tòa án để yêu cầu hủy quyết định hành chính đó. Cụ thể như nội dung bản án sau:

Ông T có diện tích đất thổ cư 410m². Nguồn gốc đất là do cha mẹ cho năm 1977, ông sử dụng ổn định cho đến nay. Vào năm 2002, ông T có sử dụng thêm phần diện tích sát diện tích đất ông T đang sử dụng, diện tích 67,2m². Diện tích đất này chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông T có làm thủ tục kê khai đăng ký xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trên, tuy nhiên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ do chưa đủ cơ sở để giải quyết.

Ngày 24/12/2020 Uỷ ban nhân dân Phường A lập biên bản số 24/BB-VPHC, biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với ông T do ông T có hành vi vi phạm hành chính là lấn đất công do Nhà nước quản lý. Hành vi của ông T đã vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 10, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, do thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã hết (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020). Do đó vào ngày 12/01/2021 Uỷ ban nhân dân thành phố C ban hành Quyết định số 59/QĐ-KPHQ về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc ông T khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hành chính và trả lại diện tích đất đã bao chiếm với thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Ông T không đồng ý nên khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 59/QĐ-KPHQ về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Tòa án nhận định, tại thời điểm Ủy ban nhân dân Phường A lập Biên bản vi phạm hành chính vào ngày 24/12/2020 thì Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ đã hết hiệu lực pháp luật từ ngày 05/01/2020. Theo đó, văn bản áp dụng xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai đang có hiệu lực thi hành là Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ. Việc Ủy ban nhân dân Phường A và Ch tịch Ủy ban nhân dân thành phố C áp dụng quy định ca Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 để xử lý hành vi vi phạm của ông T là chưa phù hợp.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020, quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính: “Biên bn vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bn hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản”. Tuy nhiên, Biên bản vi phạm hành chính số 24/BB-VPHC ngày 24/12/2020 làm cơ sở để ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được lập tại Ủy ban nhân dân Phường A nhưng không ghi nhận lý do.

Như vậy, về trình tự, thủ tục để Chủ tịch y ban nhân dân thành phố C ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khc phục hậu quả số 59/QĐ- KPHQ là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó Tòa án đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T. Hủy Quyết định số 59/QĐ-KPHQ ngày 12/01/2021 về việc khắc phục hậu quả của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố C.

Qua nội dung vụ án trên nhận thấy, số lượng văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành chính tương đối nhiều, đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn phải có nhận thức pháp luật, nghiên cứu, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời để tránh ảnh hưởng đến công tác quản lý hành chính cũng như niềm tin của người dân đối với Nhà nước./.

Cẩm Tú – Phòng 9