资产发布器

null Vượt nắng – thắng mưa, Đập tan xuyên tạc của các thế lực phản động về ứng phó biến đổi khí hậu

Chi tiết bài viết VKS_HOCTAP_TUTUONG_ HCM

Vượt nắng – thắng mưa, Đập tan xuyên tạc của các thế lực phản động về ứng phó biến đổi khí hậu

Vượt nắng – thắng mưa, Đập tan xuyên tạc của các thế lực phản động về ứng phó biến đổi khí hậu...

= = =

Vượt nắng – thắng mưa

Đập tan sự xuyên tạc của các thế lực phản động về ứng phó biến đổi khí hậu

 

Viện KSND Tp Hồng Ngự

Tóm tắt: Khô hạn kéo dài, người dân ĐBSCL “khát” nước ngọt (!?) là cách nói xuyên tạc, phiến diện và đầy tính thù hằn từ các đối tượng thù địch, đối tượng xấu đã lợi dụng những khó khăn về nước để tung tin xuyên tạc, vu khống, kích động nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Họ cho rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm gì đến nhân dân, bỏ mặc nhân dân khốn đốn vì thiếu nước sản xuất, sinh hoạt. Cái giọng điệu thêu dệt của bọn phản động, những kẻ hay “chọc ngoáy” vào công việc nội bộ của nước ta, bằng thủ đoạn dựng chuyện, thêu dệt, thổi phồng chúng cho rằng: “Chính phủ “lời đi” vùng hạn mặn”, “để mặc dân tự sinh tồn”, “cả triệu con người nhốn nháo vì không có nước”…(!?). Đây là những quan điểm rất phiến diện, xuyên tạc, đơm đặt, lấy hiện tượng để đánh giá bản chất.

Từ khóa: Nước, ứng phó biến đổi khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thế lực chống phá.

Không thể đánh tráo bản chất, bôi đen sự thật…

Lợi dụng “sức ép” ngày càng gia tăng từ tác động của biến đổi khí hậu, sụt giảm mực nước ngầmtrên trang Tiếng Dân News, bọn lưu vong phản động có bài viết giật title: “Nước ơi là nước” một tiếng than ai oán, hàm ý có cả nghĩa đen và nghĩa bóng để loan tin bôi xấu chế độ và các đồng chí lãnh đạọ. Bọn chúng cho rằng: “Cả triệu con người nhốn nháo vì không có nước. Cả một vùng rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long vốn dĩ rất trù phú, bây giờ phải chờ từng ca nước ngọt, để nấu ăn… đây là luận điệu của những kẻ cơ hội, những thuyết âm mưu đầy kịch tính mang tính thêu dệt, đây là cách bọn phản động thổi phồng tiêu cực, vấy nước bẩn vào công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Chính phủ về cách ứng phó với những nguy cơ thiên tai mà Việt nam đang phải đối  mặt.

 

Trong những tháng gần đây, nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long đã phải đối mặt với đợt hạn mặn nghiêm trọng, khiến hàng vạn hộ gia đình rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Lợi dụng cơ hội đó, bọn Việt tân, BBC News, RFA Tiếng Việt. nhiều nhóm chống cộng tại hải ngoại đã tập trung chống phá rằng đợt hạn mặn đang diễn ra chỉ xuất phát từ lỗi của chế độ (!?), nhằm kích động người dân địa phương. Chẳng hạn, trong những bài viết được đăng tải vào tuần đầu tháng 4, của Việt Tân đã tuyên lếu láo rằng: miền Tây sông nước mà lại đâm ra thiếu nước là tại “cộng sản quản lý”, và rằng chính phủ đã không có bất cứ động thái cứu trợ nào, chỉ “để mặc dân tự giúp nhau”. Sự thiếu bằng chứng và phản khoa học của những bài đăng này cho thấy Việt Tân, cũng như nhiều nhóm chống cộng tương tự, đã đơm đặt một cách sai trái, vô lý, trắng trợn, với âm mưu chống phá đất nước Việt Nam.

Không có chuyện Chính phủ “lờ đi” vùng hạn mặn

Trước hết, phải khẳng định ngay rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương, cùng nhân dân Việt Nam luôn chú trọng quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách giải pháp tích cực, hiệu quả bảo đảm an ninh nguồn nước, khắc phục khó khăn về nước để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Bọn Việt Tân hô hào nhân quyền, nào là phê phán cách làm của Đảng và Nhà nước vậy bọn chúng đã giúp ích gì cho người dân miền Tây đang bị hạn mặn chưa? Bọn Việt Tân, lưu vong phản quốc chỉ lên bài đơm đặt, bịa chuyện, sao không mạnh mồm nêu ra những việc mà chúng là cho dân tộc, cho đồng bào mà chỉ có thể nói ra những luận điệu phản động của chúng?

CBCS Công an phát miễn phí nước cho người dân – Ảnh: Internet

Những chủ trương đúng đắn của Đảng về bảo đảm an ninh nguồn nước đã nhanh chóng được triển khai thực hiện. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng thành những nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện hiệu quả trên thực tế. Ví dụ, như năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành và triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 2101/CT – TTg triển khai biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010.

Trong Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đánh giá tình hình: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được nâng lên. Tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được nâng lên một bước. Tài nguyên thiên nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm.

Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức sâu sắc về vấn đề biến đổi khí hậu; ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược, chính sách phát triển đất nước. Một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đại hội XIII của Đảng đề ra là: Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Việt Nam đang tích cực, chủ động triển khai một cách bài bản các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26); Việt Nam đã cùng: 147 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ, 103 quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí methanol toàn cầu,150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu…. Đây là bước đi dài để bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân và đóng góp trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế phát triển bền vững trong thời gian tới.

Hay gần đây, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1595/QĐ – TTg Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36 – KL/TW Về bảo đảm an toàn an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với 10 nhiệm vụ giải pháp cụ thể để đạt kết quả thiết thực. Kế hoạch xác định tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế chính sách liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Kế hoạch yêu cầu chú trọng nâng cao: hiểu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản, năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh; chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; năng lực phòng, chống thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu; chất lượng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước. Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và tăng cường hợp tác, ngoại giao với các đối tác quốc tế và các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam.

Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng thường xuyên sâu sát, trực tiếp chỉ đạo các dự án, các công trình, các công việc liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước. Thủ tướng Chính phủ cũng kiên quyết yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng người dân không có nước sinh hoạt.

Cùng với nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cả cộng đồng đã cùng chung sức, đồng lòng, huy động sức mạnh vật chất, tinh thần để vượt qua khó khăn, trở ngại về nước, bảo đảm an ninh nguồn nước. Nhà nước cùng với các Bộ, ngành địa phương, các phong trào xã hội hóa đã đầu tư tích cực, nhiều dự án, công trình ngắn hạn và dài hạn, nhất là các công trình thủy lợi ra đời, phát huy hiệu quả thiết thực. Những ngày vừa qua, cũng giống như trước đây, khi xảy ra khó khăn về nước thì tinh thần tương thân, tương ái, thắm đậm tình nghĩa lại được thể hiện phong phú, sinh động với nhiều việc làm rất thiết thực. Đó là việc cả cộng đồng cùng đến với những nơi, những người dân thiếu nước, là nhiều người dân hỗ trợ nước ngọt cho nhau, là các đơn vị Quân đội dùng xe chở nước đến giúp nhân dân…

Nguồn: Facebook Phường Đoàn An Bình A – Thành phố Hồng Ngự

Việt Tân cũng vờ như không thấy tất cả những nỗ lực chính thức của chính phủ để hỗ trợ cho người dân. Từ ngày 01/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương, các công ty nước và công ty thuỷ điện nhanh chóng hành động chống hạn mặn. Ngày 06/04, tỉnh Tiền Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông. Những quyết định quản lý ở cấp quốc gia và cấp địa phương này đã cung cấp cơ sở để các bên liên quan cung tiến hành các hoạt động cứu trợ.

Chẳng hạn, chính quyền tỉnh Tiền Giang đã mở 60 vòi nước công cộng miễn phí cho người dân đến lấy nước sinh hoạt. Cty CP Cấp thoát nước Bến Tre cho biết, đơn vị huy động máy bơm dã chiến công suất 300.000 m3/ngày tại đập tạm Thành Triệu (Châu Thành), để bơm nước ngọt vào khu vực kênh rạch phục vụ sản xuất và nguồn nước cho nhà máy xử lý phục vụ sinh hoạt. Còn Cty CP cấp nước sinh hoạt Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, đã lập các điểm cấp nước ngọt miễn phí cho dân tại những vùng nhiễm mặn bằng xe bồn. Tương tự, từ ngày 22/03, phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên) đã phối hợp với Xí nghiệp Điện nước TP Hà Tiên tổ chức ba bồn chứa nước để cấp nước công cộng cho người dân. Những ví dụ này cho thấy nỗ lực cứu trợ đã đến một cách đồng bộ từ cấp quản lý cao nhất cho đến thấp nhất.

CBCS mang nước sạch đến cho người dân

Chúng ta đồng thuận với khẳng định của Đảng: Bảo đảm an ninh nguồn nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, cả hệ thống chính trị và cộng đồng cùng tích cực vào cuộc nên đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đời sống sinh hoạt của người dân. Đồng thời chúng ta cũng xác định rõ ràng rằng: trước mặt cũng như lâu dài việc bảo đảm an ninh nguồn nước vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi cả nước phải kiên quyết, kiên trì khắc phục, vượt qua.

Tăng cường năng lực ứng phó…

Một là, về nhận thức, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, cần đề cao, coi trọng nhiệm vụ BVMT. Đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng xanh, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, coi rác thải là tài nguyên, tăng cường tái chế, tái sử dụng. Xây dựng bộ tiêu chí GDP xanh cho nền kinh tế.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy các biện pháp kinh tế trong BVMT phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự tham gia đồng hành của doanh nghiệp và người dân. Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá trong công tác BVMT.

Ba là, tuyên truyền, tạo ý thức của cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, BVMT sống; thực hiện lối sống xanh, bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về vai trò của môi trường trong phát triển; biến ý thức thành hành động BVMT của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền thông về môi trường; cung cấp thông tin kịp thời về BVMT, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng. Thực hiện chương trình truyền thông mạnh mẽ để tạo thành phong trào BVMT, nhất là trong phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng nhựa, túi nilon dùng một lần khó phân hủy.

Bốn là, huy động và ưu tiên các nguồn đầu tư cho công tác BVMT. Tăng dần ngân sách cho BVMT phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn lực trong BVMT. Xây dựng cơ chế đột phá nhằm huy động nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác BVMT, quản lý tài nguyên thiên nhiên, xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường. Hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường; xây dựng các cơ chế tài chính dựa trên các nguyên lý của kinh tế thị trường để thúc đẩy điều chỉnh, thay đổi hoạt động sản xuất, hành vi tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp môi trường, xử lý ô nhiễm, quản lý chất thải, cung cấp dịch vụ BVMT

Sinh hoạt Chi bộ về nâng cao nhận thức trước sự xuyên tạc của các thế lục thù địch, về vai trò của môi trường trong phát triển bền vững

Các thành phố lớn Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh năng lực khoa học-công nghệ trong bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về khí hậu, thủy văn, tài nguyên, môi trường phục vụ việc giám sát, dự báo, cảnh báo, đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu.

Thành phố cũng cần chủ động thúc đẩy các cơ chế hợp tác quốc tế để đẩy mạnh các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư và triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo khung pháp lý thuận lợi để tiếp nhận các nguồn hỗ trợ quốc tế, khai thác các dự án liên vùng, liên quốc gia; tích cực huy động nguồn lực cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính, các dự án hỗ trợ tăng cường năng lực thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu cho các khu vực và cộng đồng dễ bị tổn thương ở thành phố. Song song đó, tăng cường công tác tuyên truyền để cộng đồng dân cư chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Toàn văn Kết luận của Bộ Chính trị về ứng phó với biến đổi khí hậu Ban thời sự (2019), Báo Điện tử Lao động, https://laodong.vn/thoi-su/toan-van-ket-luan-cua-bo-chinh-tri-ve-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-751621.ldo

https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-va-bao-ve-moi-truong-theo-tinh-than-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang