Xuất bản thông tin

null Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân đối với cán bộ kiểm sát

Trang chủ VKS_HOCTAP_TUTUONG_ HCM

Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân đối với cán bộ kiểm sát

việc Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân là nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo động lực to lớn cho công cuộc đổi mới; đồng thời là giải pháp quan trọng, cấp bách trong xây dựng Đảng

= = = = =

Tiếp nối tinh thần 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2019); Thực hiện có hiệu quả chủ đề xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân và thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cho thấy việc Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân là nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo động lực to lớn cho công cuộc đổi mới; đồng thời là giải pháp quan trọng, cấp bách trong xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị của tất cả các Bộ, Ban, Ngành nói chung và ngành kiểm sát nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó bản thân người viết cũng được học tập, nghiên cứu thêm về tầm quan trọng của việc xây dựng được ý thức tôn trọng nhân dân, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho mọi người cùng thực hiện.

 

Tôn trọng Nhân dân trước hết phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, Người chỉ ra rằng: “Dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”,  “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” “Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.

Muốn thật sự tôn trọng Nhân dân thì phải hiểu dân. Chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên “cái gốc” của dân. Kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân” Mặt khác phải thấy rằng dân chúng tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong” . 

Cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của Nhân dân, ý thức tôn trọng Nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của Nhân dân. Hồ chí Minh chỉ rõ tôn trọng Nhân dân có nhiều cách, “không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực vật lực của dân, Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân” .

Trên cơ sở nhận thức “nước lấy dân làm gốc”, ý thức tôn trọng Nhân dân phải luôn gắn chặt những “điều không nên” và những “điều nên” làm. Giữa năm 1948, Hồ Chí Minh đã chỉ ra 6 điều không nên làm và 6 điều nên làm. Trong 6 điều không nên làm có những điều liên quan đến cuộc sống hàng ngày của Nhân dân nói chung, đồng bào miền ngược nói riêng như tín ngưỡng phong tục, đáng chú ý là “không bao giờ sai lời hứa”, “không nên làm hoặc nói điều gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình xem khinh họ”. Những điều nên làm cũng liên quan đến công việc thực tế hàng ngày, đặc biệt là “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật”. Hồ Chí Minh khẳng định đã là người yêu nước thì “nhất quyết không quên” và ai cũng làm được, phải biến thành thói quen, muôn người như một. Làm được như vậy thì dân tin, gốc vững. Mà “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” .

Mỗi ngành nghề, mỗi tầng lớp nhân dân, Bác luôn có những lời nói về đạo đức cách mạng thật giản dị mà sâu sắc, thấm thía. Đối với bản thân người viết là kiểm sát viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập và phấn đấu theo Năm đức tính Bác Hồ đã dạy, đó là “Công minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn”. Xuất phát từ tính chất của công tác kiểm sát hình sự là công tác phát hiện vi phạm, tội phạm, đụng chạm đến sinh mệnh, tự do, danh dự và nhân phẩm của con người, do vậy đòi hỏi tôi phải có cái tâm trong sáng, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách chính xác, công bằng, tôn trọng sự thật, phải tạo lập cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đứng về lẽ phải và kiên quyết bảo vệ lẽ phải như Bác đã từng nói "Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục". Về tác phong và phương pháp làm việc phải luôn tự nhắc nhở phải khách quan, thận trọng, phải xuất phát từ thực tế, dựa trên những căn cứ khoa học để phân tích kỹ lưỡng, toàn diện sự việc trước khi đưa ra các đề xuất với cấp trên nhằm tránh sai sót. Khiêm tốn là đức tính bản thân mỗi người phải luôn ghi nhớ, Khiêm tốn nghĩa là phải đánh giá đúng về bản thân mình, không kiêu căng, tự mãn, cầu thị học hỏi để ngày càng thêm tiến bộ, khi có đủ sự khiêm tốn mới có đủ tỉnh táo để nhận thức chân lý một cách đúng đắn, khách quan, đồng thời mới có được sự ủng hộ của nhân dân và qua đó nhân dân cũng cảm thấy được tôn trọng, cảm nhận có được sự phục vụ hết lòng từ mỗi cán bộ kiểm sát đối với nhân dân. Để xây dựng được ý thức tôn trọng nhân dân thì phải luôn ghi khắc trong tâm ngoài làm tốt những việc trên còn phải làm cho tốt, cho được những việc nhỏ khi phục vụ nhân dân đó là hãy dành cho nhân dân những nụ cười hòa nhã, đặc biệt là  khi tiếp dân. Nụ cười là điều nên làm đầu tiên và là thứ dễ làm nhất trong việc xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, tuy là hành động nhỏ nhưng nở nụ cười khi phục vụ nhân dân sẽ mạng lại những tác dụng, ý nghĩa không hề nhỏ, nó cho thấy cán bộ đó có ý thức tôn trọng nhân dân, nhân dân cũng cảm thấy gần gũi hơn với cơ quan kiểm sát. Khi những cảm nhận đầu tiên thật dễ chịu và tốt đẹp thì công tác chuyên môn cũng thêm phần thuận lợi.

Từ những ý nghĩa to lớn của việc xây dựng được ý thức tôn trọng nhân dân trong mỗi cán bộ kiểm sát nói chung phải thường xuyên nhắc nhở nhau trong xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, tránh xa những biểu hiện tư tưởng suy thoái, thiếu ý thức tôn trọng nhân dân có như vậy ngành Kiểm sát sẽ ngày càng lớn hơn trong lòng nhân dân, công cuộc cải cách tư pháp sẽ thắng lợi vẻ vang hơn./.

                       Lê Công Hậu- Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp