Xuất bản thông tin

null Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức theo quy định mới của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGDOANTHE

Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức theo quy định mới của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một số điểm mới, cần lưu ý khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo hướng dẫn của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 400

= = =

 

Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 400/QĐ-VKSTC ngày 17/11/2021 ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân (gọi tắt là Quy chế 400) thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-VKSTC, ngày 01/11/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Sau đây là một số điểm mới của Quy chế 400 về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cần lưu ý khi thực hiện như sau:

1/ Về hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp có giá trị trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (trước đây 12 tháng).

- Quy định cụ thể hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu tại Khoản 3, Điều 15 Quy chế (trước đây không quy định)

2/ Về quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

- Quy định cụ thể Ban kiểm phiếu gồm: đại diện Ban cán sự đảng, Phòng Tổ chức cán bộ, Đảng ủy cơ quan (trước đây không quy định)

- Thành phần tham gia ý kiến giới thiệu và lựa chọn tại bước 2 mở rộng thêm tất cả các đồng chí đảng ủy viên (trước đây đại diện Đảng ủy)

- Người được giới thiệu ngoài trình bày chương trình hành động còn phải trình bày thêm bản kê khai tài sản, thu nhập.

- Xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy cơ quan (nơi không có Ban Thường vụ) về nhân sự dự kiến bổ nhiệm (trước đây chỉ quy định Đảng ủy cơ quan)

3/ Về quy trình bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

- Quy định Ban kiểm phiếu gồm: đại điện Phòng Tổ chức cán bộ, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và cấp ủy địa phương (trước đây không có đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện)

- Người được giới thiệu ngoài trình bày chương trình hành động còn phải trình bày thêm bản kê khai tài sản, thu nhập (trước đây chỉ trình bày chương trình hành động).

Trên đây, là một số điểm mới, cần lưu ý khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo hướng dẫn của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 400/QĐ-VKSTC ngày 17/11/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

                                                                                       Phòng 15