Asset-Herausgeber

null Đồng Tháp hướng tới kinh tế xanh trong nông nghiệp giảm phát thải môi trường

Chi tiết bài viết Báo chí với Đồng Tháp

Đồng Tháp hướng tới kinh tế xanh trong nông nghiệp giảm phát thải môi trường

Thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Đồng Tháp. Trước những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều thách thức khác, Đồng Tháp xác định hướng đi cụ thể để thích ứng. Đó là lấy kinh tế xanh làm phương hướng chủ đạo trong phát triển các ngành, lĩnh vực nhất là lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Là một trong những vựa lúa, vựa thuỷ sản và cây ăn trái lớn nhất cả nước, mục tiêu mà tỉnh Đồng Tháp hướng tới là trở thành một chuẩn mực kinh tế xanh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện kinh tế xanh, những mô hình cánh đồng mẫu, cánh đồng sản xuất sạch có truy suất nguồn gốc, mã vùng trồng. Xây dựng thương hiệu nhằm hướng tới đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường trong nước và quốc tế đã được tỉnh Đồng Tháp xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều mô hình hướng tới lúa gạo carbon thấp đã được triển khai như thâm canh, trồng xen, nuôi xen trên ruộng lúa tại tỉnh Đồng Tháp.

Không chỉ dừng lại ở những mô hình hướng tới lúa gạo carbon thấp, nguồn phụ phẩm từ cây lúa sau khi thu hoạch xong trước đây thường bỏ đi thì giờ đã được người nông dân tái chế thành những sản phẩm hữu ích để tăng thu nhập, giảm phát thải. Mỗi năm ở những vùng sản xuất lúa của Đồng Tháp, nếu 01 hecta thu hoạch được 6 tấn lúa cũng sẽ có tương đương 6 tấn rơm rạ thải ra ruộng đồng. Nhận thức được điều này, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai mô hình ứng dụng nông nghiệp xanh tuần hoàn từ rơm rạ với sự hỗ trợ của một số tổ chức, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đại biểu tham dự Hội thảo "Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" do Liên hiệp Hội tổ chức vào tháng 8/2024

Đầu năm 2023, Dự án Trung tâm Đổi mới Sáng tạo xanh (GIC) Việt Nam đã tài trợ cho một số hợp tác xã, máy đảo trộn lúa phân hữu cơ. Tận dụng nguồn phụ phẩm từ rơm rạ, máy đảo trộn cùng với các nguyên liệu khác như chất thải gia súc, gia cầm, tro, trấu đã giúp xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ, rơm rạ không đốt trên đồng ruộng giảm khí thải nhà kính.

Hiệu quả từ mô hình tuần hoàn từ rơm rạ đã tạo bản lề cho nhiều lĩnh vực sản xuất của Đồng Tháp hướng tới mục tiêu kinh tế xanh, trong đó có nuôi trồng thuỷ sản. Theo kế hoạch phát triển chiến lược thuỷ sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đồng Tháp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Đồng Tháp. Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất thuỷ sản đến năm 2030 đạt 4%/năm, đến năm 2045 Đồng Tháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản theo định hướng thị trường thân thiện với môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lực thuỷ sản, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ có sự quyết liệt của các cấp, sở, ngành mà cần có sự chung sức, đồng lòng của chính bản thân các doanh nghiệp.

Từ đầu năm 2024, Đồng Tháp đã xây dựng và công bố chương trình hành động của năm qua khẩu hiệu "Chính quyền kiến kiến tạo, công dân số; Kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh”. Trong định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2024 - 2025, Đồng Tháp kiên định thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Kế hoạch năm 2024 đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu: 6 chỉ tiêu kinh tế; 12 chỉ tiêu văn hoá - xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường. Trong đó, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 8%; GRDP/người đạt 76,56 triệu đồng theo giá thực tế; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.266 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 24,09% so với GRDP.

Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2024:

- Thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát huy vai trò nền tảng của khu vực nông - lâm - thủy sản; xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

- Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành công nghiệp, phát huy vai trò công nghiệp chế biến tạo động lực tăng trưởng.

- Thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ, nâng cao chất lượng du lịch gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương, liên kết phát triển với địa phương trong vùng.

- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tin hợp tác.

- Huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển, phát triển đô thị.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

- Phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế.

- Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Tăng cường phòng, chống tội phạm tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

- Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

Đồng Tháp có lợi thế về môi trường và tỉnh quyết tâm gìn giữ, phát huy; Tỉnh cũng đặt mục tiêu cao nhất là lấy niềm hạnh phúc, lạc quan của người dân, lấy quy luật thuận thiên, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn làm cốt lõi để phát triển bền vững, không chạy theo tăng trưởng mà hướng đến nâng chất lượng sống của người dân, làm sao cho người dân giàu hơn, phát huy được nội lực từ nhân dân./.

Kỳ Linh