Xuất bản thông tin

null KẾT QUẢ TUẦN 1 CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

Chi tiết bài viết Thông báo

KẾT QUẢ TUẦN 1 CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

KẾT QUẢ TUẦN 1 CUỘC THI TRỰC TUYẾN

TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

-----

Tuần thứ 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử Truyền thống cách mạng huyện Lai Vung lần thứ 1 năm 2023 bắt đầu lúc 09 giờ, ngày 24/8 đến 14 giờ ngày 30/8/2023, trên Trang Thông tin điện huyện Lai Vung (https://laivung.dongthap.gov.vn/timhieulichsudangbohlv) nhận được sự quan tâm và tham gia dự thi của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện.

Có tổng số 30/41 đơn vị có thí sinh tham dự cuộc thi Tuần thứ 1 với số lượt tham gia là 22.127 lượt. Một số địa phương, đơn vị có số lượt tham gia thi trong tuần cao như: Công an Huyện (9.196 lượt), xã Long Hậu (3.611 lượt);…

Căn cứ vào Thể lệ Cuộc thi, đối chiếu các tiêu chí xét giải thưởng (thí sinh có số điểm cao nhất mỗi tuần thi (nhưng phải đạt ít nhất 90% so với tổng số điểm) và có thời gian trả lời 10 câu hỏi ngắn nhất để khen thưởng. Mỗi thí sinh được nhận tối đa 01 giải thưởng/tuần), Ban Tổ chức Cuộc thi công bố đáp án và danh sách các cá nhân đạt giải Tuần thứ 1 gồm các thí sinh sau:

STT

Họ và tên

Đạt giải

Địa phương, đơn vị

Số điện thoại

Tỷ lệ trả lời đúng

Thời gian làm bài

Thời điểm thi

1

Nguyễn Lam Trường

Nhất

Công an huyện

091****282

100%

00:00:07

11:35 phút, 26/08/2023

2

Trần Minh Thuận

Nhì

Công an huyện

078****700

100%

00:00:07

12:55 phút, 27/08/2023

3

Trần Hữu Nhân

Ba

Công an huyện

097****249

100%

00:00:07

16:58 phút, 27/08/2023

4

Huỳnh Quảng Đại

Khuyến khích

Công an huyện

090****361

100%

00:00:08

22:52 phút, ngày 25/08/2023

5

Võ Vương Triều

Khuyến khích

Công an huyện

090****278

100%

00:00:08

13:35 phút, 27/08/2023

6

Ngô Minh Thuận

Khuyến khích

Công an huyện

078****706

100%

00:00:08

09:42 phút, 26/08/2023

7

Võ Quốc Anh

Khuyến khích

Công an huyện

037****499

100%

00:00:08

08:16 phút, 27/08/2023

8

Đặng Chí Trải

Khuyến khích

Công an huyện

093****471

100%

00:00:08

12:34 phút, 29/08/2023

9

Nguyễn Hữu Trí

Khuyến khích

Công an huyện

0964493079

100%

00:00:09

10:39 phút, 25/08/2023

10

Nguyễn Văn Bình

Khuyến khích

Chi bộ Phòng Nội vụ

084****744

100%

00:00:09

12:26 phút, 29/08/2023

11

Đoàn Thị Quỳnh Hương

Khuyến khích

Xã Vĩnh Thới

0981***056

100%

00:00:10

19:57 phút, 25/08/2023

12

Phan Ngân Anh

Khuyến khích

Xã Long Hậu

039****545

100%

00:00:10

08:19 phút, 26/08/2023

13

Nguyễn Thị Thuý Ngoan

Khuyến khích

Xã Long Hậu

077****667

100%

00:00:10

11:52 phút, 26/08/2023

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TUẦN THỨ 1

CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

-----

* Đáp án đúng là câu trả lời được in đậm.

1. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?

A. Ngày 06/5/1911

B. Ngày 19/5/1911

C. Ngày 05/6/1911

D. Ngày 03/02/1911

2. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la colonisation Francaise) của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản lần đầu tiên vào năm nào, ở đâu?

A. Năm 1925 ở Pháp

B. Năm 1925 ở Liên Xô

C. Năm 1925 ở Trung Quốc

D. Năm 1925 tại Việt Nam

3. Ai là người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Công (Trung Quốc) ngày 06-01-1930 (Hội nghị kéo dài đến tuần đầu tháng 2-1930) để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Trần Phú

B. Lê Hồng Phong

C. Nguyễn Ái Quốc

D. Hà Huy Tập

4. Quyết nghị "từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng" được Đảng ta thông qua vào thời gian nào?

A. Ngày 06 tháng 01 năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Công quyết nghị "từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng".

B. Tháng 02-1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Công quyết nghị "từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng".

C. Tháng 10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị "từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng"

D. Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết nghị "từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng".

5. Từ ngày 06 tháng 01 đến đầu tháng 02 năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng đã thảo luận và tán thành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thông qua kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là gì?

A. Thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

D. Thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là An Nam Cộng sản Đảng.

6. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trực tiếp là đối với cao trào cách mạng 1930-1931. Tại Hội nghị này đã bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, do đồng chí nào làm Tổng Bí thư của Đảng?

A. Trần Phú

B. Hà Huy Tập

C. Lê Hồng Phong

D. Nguyễn Văn Cừ

7. Nhận rõ vai trò to lớn của nông dân, Hội nghị Trung ương tháng 10 tháng 1930 ra Nghị quyết về vận động nông dân đã nêu lãnh đạo nông dân tranh đấu đòi những quyền lợi gì về chính trị, kinh tế?

A. Về chính trị: phản đối khủng bố trắng. Về kinh tế: bỏ sưu dịch công ích.

B. Về chính trị: tự do tổ chức, hội họp, ngôn luận, phản đối khủng bố trắng, hội đồng cải cách, hội đồng quản hạt...

C. Về kinh tế: giảm thuế, bỏ thuế thân, bớt địa tô, chống địa tô, bỏ sưu dịch công ích...

D. Về chính trị: tự do tổ chức, hội họp, ngôn luận, phản đối khủng bố trắng, hội đồng cải cách, hội đồng quản hạt... Về kinh tế: giảm thuế, bỏ thuế thân, bớt địa tô, chống địa tô, bỏ sưu dịch công ích...

8. Tháng 10 năm 1930, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định như thế nào?

A. “Thanh niên Cộng sản Đoàn là đại biểu duy nhất của thanh niên công nông ở thành thị cũng như nông thôn. Đoàn đại biểu quyền lợi cho thanh niên lao động và tranh đấu để bênh vực những quyền lợi ấy. Thanh niên có quyền lợi chính đáng và không trái với quyền lợi của người lớn. Muốn cho thanh niên tranh đấu vững vàng phải lập ra Thanh niên Cộng sản Đoàn để chỉ đạo toàn bộ cuộc đấu tranh của thanh niên lao động”.

B. “Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc, để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn”.

C. “Tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết”, “cần kíp tổ chức ra Thanh niên Cộng sản Đoàn”.

D. Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ nhằm hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”.

9. Thực hiện chủ trương của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (tháng 4-1945), ngày 15-5-1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau tại địa điểm sau đình làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trong cả nước thành tổ chức nào sau đây?

A. Quân giải phóng

B. Việt Nam Giải phóng quân

C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

D. Cứu quốc quân

10. Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: “………… Cách mạng Tháng Tám thành công, đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

A. Cách đây 78 năm, ngày 19-8-1945,

B. Cách đây 78 năm, ngày 02-9-1945,

C. Cách đây 93 năm, ngày 03-2-1930,

D. Cách đây 93 năm, ngày 19-8-1930

11. Từ ngày 28-8-1945, theo sự phân công của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung trí lực và tình cảm soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại địa chỉ nào sau đây?

A. Số nhà 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

B. Phủ Chủ tịch, Hà Nội. 

C. Nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc, Hà Nội.

D. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

12. Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, trao ấn kiếm cho dại diện của Chính phủ lâm thời. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể quân chủ ở Huế cũng như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào thời gian nào?

A. Ngày 28-8-1945 tại Huế.

B. Lúc 16 giờ ngày 30-8-1945 tại Ngọ Môn (Huế).

C. Ngày 24-8-1945 tại Huế.

D. Ngày 25-8-1945 tại Huế.

13. Ngày 02-9-1945, Hà Nội được vinh dự thay mặt cho các địa phương trong cả nước, tổ chức ngày lễ độc lập để Chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào; đồng thời, nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập thể chế dân chủ cộng hoà. Đến 15 giờ 30 ngày 02-9-1945, toàn thể Nhân dân tuyên thệ:

A.Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

B. “Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm! Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!”

C. “Từ Nam chí Bắc, đồng bào ta luôn luôn sẵn sàng. Mấy triệu người như một, quyết tâm đánh tan quân cướp nước, không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc…Trước nạn ngoại xâm, toàn thể quốc dân đã đoàn kết chặt chẽ thành một khối kiên cố, thành một lực lượng thống nhất mà không một đội quân xâm lăng nào đánh tan được…”

D. “Kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh; cùng Chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có chết cũng cam lòng; nếu thực dân Pháp đến xâm lược lần nữa thì kiên quyết không đi lính cho Pháp, không làm cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp”.

14. Ngày 02-9-1945, tại Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, được Ban Thường vụ Trung ương Đảng đóng góp ý kiến và nhất trí thông qua. Tuyên ngôn Độc lập khẳng định:

A. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".

B.Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

C. “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự doĐến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”

D. “Hỡi đồng bào Nam bộ! Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm... Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ” ... Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính đáng”.

15. Sáng ngày 03-9-1945, các Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự phiên họp đầu tiên của Chính phủ tại Bắc Bộ Phủ. Tại cuộc họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu công việc cấp bách của cách mạng nước ta là gì?

A. Phải phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, phải mở một cuộc lạc quyên, mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ góp lại cho người nghèo;

B. Tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân;

C. Mở ngay một chiến dịch chống nạn mù chữ; mở một chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại; bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện; tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

D. Đáp án cả A, B và C.

16. Cuối tháng 11-1929, tại Phong Hòa (nay thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Đồng chí Hà Huy Giáp được điều về Bù Hút (Phong Hòa), hoạt động gây dựng cơ sở Đảng

B. Đồng chí Lưu Kim Phong, thay mặt Đảng cấp trên, kết nạp 07 hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào Đảng gồm: Đặng Văn Thân, Nguyễn Văn Huynh, Trần Kim Giáp, Trần Nhật Tân, Nguyễn Văn Chỉ, Trần Kim Đảnh, Nguyễn Ngọc Sơn và tiến hành thành lập chi bộ An Nam Cộng sản Đảng tại Phong Hòa, do đồng chí Nguyễn Duy Hanh làm Bí thư.

C. Tiểu tổ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên của Phong Hòa ngày càng phát triển, từ 3 thanh niên là Trần Nhật Tân, Đặng Văn Thân, Nguyễn Văn Huynh, sau đó kết nạp thêm Nguyễn Văn Chỉ, Thái Sang Nam, Nguyễn Nhật Hiểu, Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Ngọc Sơn, Sáu Bình, Mười Dư, Năm Đặng…

D. Đồng chí Hà Huy Giáp, thay mặt Đảng cấp trên, kết nạp 07 hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào Đảng và tiến hành thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng tại Phong Hòa, do đồng chí Nguyễn Duy Hanh làm Bí thư.

17. Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ở huyện Lai Vung, đến tháng 3-1930, Chi bộ Tân Dương ra đời với 8 đảng viên, do ai làm Bí thư?

A. Do đồng chí Nguyễn Văn Bảy làm Bí thư.

B. Do đồng chí Phan Văn Bảy làm Bí thư.

C. Do đồng chí Nguyễn Duy Hanh làm Bí thư.

D. Do đồng chí Nguyễn Văn Tứ làm Bí thư.

18. Sự kiện “Kéo tàu ông Chánh” - tên Tỉnh trưởng Sa Đéc người Pháp Ết-ki-vi-dong (Esquivillion) là cuộc đấu tranh chính trị của Nhân dân xã Tân Dương và các xã lân cận dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Tân Dương, trực tiếp là các đồng chí trong chi uỷ (gồm Phan Văn Bảy, Nguyễn Văn Tứ và Nguyễn Văn Năng) vào ngày 13-5-1930 đã yêu cầu tên Tỉnh trưởng phải cam kết thực hiện nội dung gì?

A. “Hoãn, giảm thuế thân”; “Bỏ thuế công-xi-heo, thuế hoa chi chợ”; “Hoãn bắt dân đi xâu để dân làm mùa. Nếu đi xâu phải trả tiền công. Thả người bị bắt vì không đi xâu”…

B. “Công nông binh đoàn kết lại! Đánh đổ đế quốc, địa chủ và quan làng!”

C. “Bỏ lệ làm ca tách; không được đánh đập; không được cúp lương; tăng lương; thi hành luật ngày làm 8 giờ”

D. “Hoãn bắt dân đi xâu để dân làm mùa”; “không được đánh đập; không được cúp lương”.

19. Từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1945 khi quận ủy Lai Vung được thành lập, đồng chí nào được phân công làm Bí thư Quận ủy Lai Vung?

A. Nguyễn Văn Vĩnh (Tư Hà)

B. Võ Văn Phát (Võ Phát)

C. Nguyễn Tấn Hưng (Hồng Kỳ)

D. Nguyễn Văn Thưởng

20. Về địa giới hành chính theo phân chia của chính quyền cách mạng, quận Lai Vung được gọi là huyện Lai Vung từ khi nào?

A. Khi Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ban hành Quyết định số 173/NB ngày 27/6/1951, hợp nhất hai tỉnh Sa Đéc và Long Châu Tiền thành tỉnh Long Châu Sa, gồm các huyện: Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới, Cao Lãnh, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc

B. Tháng 8-1974, tỉnh Sa Đéc được tái lập, đồng thời huyện Lai Vung cũng được lập lại với 10 xã (Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Hòa Long, Long Thắng, Phong Hòa, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Tân Dương và Hòa Thành) thuộc tỉnh Sa Đéc.

C. Theo Quyết định số 77-HĐBT ngày 27-6-1989 của Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Thạnh Hưng thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung.

D. Khi Nghị định số 46/NĐ ngày 18-02-1949 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ được ban hành, đổi cấp hành chính quận, làng thành huyện, xã. Theo đó, quận Lai Vung đổi thành huyện Lai Vung, thuộc tỉnh Sa Đéc.