Xuất bản thông tin

null Phát huy giá trị làng nghề truyền thống kết hợp phát triển du lịch địa phương

Chi tiết bài viết TIN HOAT DONG

Phát huy giá trị làng nghề truyền thống kết hợp phát triển du lịch địa phương

Đó là chủ đề của Hội thảo chuyên đề vừa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Lấp Vò tổ chức tại Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò) vào sáng ngày 06/12/2022.

Dự và chủ trì Hội thảo có bà Huỳnh Thị Hoài Thu - Tỉnh uỷ viên/Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và bà Nguyễn Thị Nhanh - Phó Bí thư/Chủ tịch UBND huyện Lấp Vò. Đại biểu tham dự có đại diện của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Viện nghiên cứu ứng dụng KHCN và đào tạo Mê Kong; Trường Chính trị Đồng Tháp, Trường đại học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn; các Chuyên gia tư vấn du lịch; Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Bến Tre, Cần Thơ; Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long; các Công ty Du lịch, Lữ hành trong, ngoài tỉnh; đại diện lãnh đạo các và người dân các làng nghề, làng nghề truyền thống: Dệt chiếu; Dệt khăn choàng; Hoa kiểng; Bột; Đan lục bình; Đóng Xuồng ghe; Đan đát; Nem và các cơ quan truyền thông báo, đài.

Quang cảnh Hội thảo

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện Đồng Tháp có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống được công nhận như: Đan lờ lợp, đóng xuồng, dệt chiếu, dệt choàng, trồng hoa kiểng, làm bột v.v.. Đây được xem là nguồn tài nguyên văn hóa bản địa độc đáo có sức thu hút mạnh mẽ với du khách và là nhân tố có khả năng làm nổi bật hơn bức tranh du lịch của tỉnh. Phát triển du lịch làng nghề sẽ là hướng đi mới mang lại lợi ích lâu dài, phù hợp với đề án phát triển du lịch của tỉnh, góp phần vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân và bảo tồn những giá trị văn hóa địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ, phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch làng nghề, làng nghề truyền thống của Đồng Tháp. Trong đó, đa số các chuyên gia cho rằng, Đồng Tháp có tiềm năng lớn để phát triển du lịch làng nghề, sản phẩm của làng nghề được du khách ưa chuộng, tuy nhiên, sự phát triển du lịch còn gặp phải nhiều khó khăn như: Thiếu các tour du lịch đến các làng nghề; sự tham gia phát triển du lịch làng nghề của người dân chưa cao; dịch vụ phục vụ khách tham quan tại các làng nghề còn thô sơ, thiếu sức hút; giao thông đến các làng nghề chưa đồng bộ, còn khó khăn v.v…

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG.HCM phát biểu tại Hội thảo

Cùng với đó, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh địa phương, đặc biệt phải gắn yếu tố văn hóa, con người Đồng Tháp nghĩa tình - năng động - sáng tạo; tăng cường quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, hạ tầng giao thông kết nối; đào tạo nguồn nhân lực; giải pháp phát triển sản phẩm OCOP; giải pháp quảng bá, xúc tiến sản phẩm làng nghề kết hợp hoạt động trải nghiệm du lịch nông thôn; giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề gắn với quảng bá hình ảnh, thương hiệu địa phương, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển sàn thương mại điện tử;…

Hội thảo nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia cùng các doanh nghiệp du lịch, lữ hành về các giải pháp phát triển du lịch kết hợp phát huy giá trị các làng nghề truyền thống của Đồng Tháp. Từ đó, tìm ra những giải pháp tích cực mang tính khả thi nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh các làng nghề, làng nghề truyền thống của Đồng Tháp kết hợp phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân các làng nghề trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế du lịch kết hợp phát triển làng nghề.

Đại biểu dự hội thảo xem show diễn văn hóa lúa nước, nghề làm nông của

 ông cha ta ngày xưa

Trước đó, ngày 05/12/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình thí điểm Tour trải nghiệm du lịch sông nước kết hợp trải nghiệm làng nghề truyền thống. Đoàn du khách khoảng 50 người gồm các đơn vị du lịch – lữ hành.

Đoàn du khách thích thú trải nghiệm hoạt động dỡ chờ bắt cá của người dân (Ảnh của Thành Nhơn)

Đoàn du khách trải nghiệm tại phiên Tái hiện chợ chiếu ma, một trong những phiên chợ truyền thống (Ảnh của Thành Nhơn)

Nguyễn Hưng