Asset Publisher
null Quan niệm về quyền con người và quyền của nhóm người dễ bị tổn thương theo pháp luật quốc tế
Quan niệm về quyền con người và quyền của nhóm người dễ bị tổn thương theo pháp luật quốc tế
Ths. Nguyễn Quang Thành, Phòng QLĐT và NCKH
Th.s Trần Thị Thu Trang, GV Khoa NN & PL
Sau quá trình 40 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc cùng với việc ký kết tham gia và thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người, chúng ta đã giành được một số thành tựu nhất định trong bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người trên nhiều lĩnh vực như xây dựng hệ thống pháp luật hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi người, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân. Đặc biệt, Nhà nước cũng đã dành nhiều hỗ trợ, ưu đãi cho nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em,… Cùng với nền tảng phát triển đạt được, với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011 – 2016) đã thông qua Hiến pháp năm 2013 tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong đó, quyền của nhóm người dễ bị tổn thương đã có những thay đổi nhất định, phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của pháp luật về nhân quyền quốc tế.
Dưới góc độ quốc tế, khái niệm “quyền con người” được Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR) định nghĩa là“những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”[1]. Quyển “A Basic Handbook for UN Staff” của OHCHR cũng đưa ra một khái niệm khác về quyền con người. Theo khái niệm này thì quyền con người được hiểu chung là những quyền thuộc về con người. Khái niệm quyền con người thể hiện ở việc mọi cá nhân con người đều có quyền hưởng những quyền của mình mà không có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, sự sinh ra hoặc những quy chế khác[2].
Khái niệm “quyền con người”ở nước ta cũng từng được nhiều nhà khoa học xây dựng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu về vấn đề này từ lâu. Theo tác giả Nguyễn Đăng Dung và nhóm tác giả, quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế[3]. Ngoài ra, có tác giả khác cho rằng quyền con người là những đặc quyền mà do tự nhiên, tạo hóa sinh ra cho con người, là khả năng hoạt động một cách có ý thức, từ chối hoặc yêu cầu, giành lấy những gì đó, nhất là nhu cầu tự bảo vệ[4].
Có thể nhận thấy, tựu trung lại dù được diễn giải bằng những hình thức câu từ khác nhau nhưng giá trị cốt lõi của quyền con người chính là những giá trị cơ bản, bẩm sinh, vốn có thuộc về mỗi người, dù họ mang quốc tịch nào hay không mang quốc tịch, thuộc về chủng tộc, màu da, giới tính hay ngôn ngữ nào. Đây được xem là chuẩn mực chung được phần đông cộng đồng quốc tế thừa nhận để bảo vệ nhân phẩm, tạo điều kiện và môi trường phát triển thuận lợi cho mỗi cá nhân được pháp luật quốc gia cũng như quốc tế ghi nhận và bảo đảm.
Bên cạnh số đông người có điều kiện phát triển toàn diện, xã hội vẫn có một số nhóm người có những yếu tố đặc biệt về các khía cạnh khác nhau, đòi hỏi Nhà nước và xã hội có chính sách, quy định pháp luật đặc thù để bảo vệ, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển, những nhóm người này được gọi chung là các nhóm dễ bị tổn thương (vulnerable groups). Cụ thể hơn, đây là khái niệm được xây dựng dùng để chỉ các cộng đồng, nhóm người có vị thế về chính trị, kinh tế hoặc xã hội thấp hơn đa số, khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm quyền. Chính vì vậy, cộng đồng hay nhóm người này cần được chú ý bảo vệ đặc biệt hơn so với những nhóm, cộng đồng người khác[5].
Việc phân định những cộng đồng, nhóm người nào thuộc về các nhóm dễ bị tổn thương vẫn còn có sự khác biệt giữa các quốc gia. Sự khác biệt này bắt nguồn từ quan điểm chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc biệt là yếu tố truyền thống, văn hoá tồn tại ở mỗi nước. Trong khi đó, theo nhận thức chung của luật nhân quyền quốc tế, các nhóm người dễ bị tổn thương sẽ bao gồm: trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người bị nhiễm HIV, người khuyết tật, người lao động di cư, người dân tộc thiểu số, người thuộc cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)…
Ở Việt Nam, trong Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 có giải thích đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đồng thời, luật cùng liệt kê những đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo[6]. Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể rút ra hai nhận xét sau:
Một là, các nhóm dễ bị tổn thương là những cộng đồng, nhóm người có vị thế về chính trị, kinh tế, xã hội thấp hơn đòi hỏi có sự chú ý bảo vệ đặc biệt so với những cộng đồng, nhóm người khác trong mỗi xã hội.
Hai là, đối tượng của các nhóm dễ bị tổn thương rất đa dạng và tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi nhóm người, cộng đồng người mà Nhà nước có quy định, chính sách phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn (2013), ABC về Hiến pháp (83 câu Hỏi – Đáp), NXB Tri Thức, Hà Nội
[2] Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
[3] Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao, Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb Lao động - Xã hội, 2010
[4] OHCHR (2006), Human Rights Training – A manual on Human Rights Training Methodology (Professional Training Series No.6), New York and Geneva
[5[ OHCHR (2000), A Basic Handbook for UN Staff, New York and Geneva
[1] OHCHR (2006), Human Rights Training – A manual on Human Rights Training Methodology (Professional Training Series No.6), New York and Geneva, tr. 10.
[2] OHCHR (2000), A Basic Handbook for UN Staff, New York and Geneva, tr. 2.
[3] Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 45 – 46.
[4] Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Quyền con người, đạo đức và pháp luật”, Nhà nước và pháp luật, số 3, tr. 19.
[5] Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao, Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb Lao động - Xã hội, 2010
[6]Khoản 4, Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013
Xem thêm các tin khác
-
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh chuyển đổi số
08:06:00 25-11-2024 -
Tiềm năng phát triển kinh tế sông ở tỉnh Đồng Tháp
08:03:00 25-11-2024 -
Suy nghĩ về cải tiến quy trình soạn thảo văn bản trong thời đại chuyển đổi số
08:15:00 25-10-2024 -
Nông nghiệp thông minh và ứng dụng công nghệ số tại Đồng Tháp
07:36:00 25-10-2024 -
Giảng dạy học phần Lịch sử Đảng – chuyển hóa từ lý luận đến thực tiễn
09:09:00 15-09-2024 -
Nguyện tri ân những gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
10:55:00 19-07-2024 -
Hòa bình - bản chất và thực tiễn
07:58:00 10-07-2024 -
Bài học cuộc sống từ một câu chuyện ngụ ngôn
08:45:00 04-07-2024 -
Tìm hiểu về vai trò và một số yêu cầu đối với tư duy phản biện
10:31:00 04-06-2024 -
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - chân lý của cách mạng Việt Nam
09:49:00 22-05-2024 -
Nâng cao hiệu quả công tác đảng viên của Đảng bộ huyện Lai Vung
08:29:00 06-05-2024 -
Một thủ đoạn chống phá có tính chất “thao túng tâm lý” của các thế lực thù địch
08:24:00 30-08-2023 -
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
09:37:00 09-12-2022 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”
19:27:00 15-11-2022 -
Vai trò của lao động với con người trong triết học Mác
11:14:00 04-11-2022 -
Luật Đất đai năm 2013, thành tựu và hạn chế sau 8 năm áp dụng vào thực tiễn
08:24:00 04-08-2022 -
Một số quy định mới đối với công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 6 năm 2022
08:11:00 02-06-2022 -
“19 tháng 5” – Nhớ tấm gương học ngoại ngữ của Bác
09:15:00 24-05-2022 -
Những con người Việt Nam viết tiếp hành trình kết nối văn hóa của Nguyễn Ái Quốc
08:25:00 25-04-2022 -
Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
14:05:00 28-03-2022 -
Năm Dần sử kiện Đất và Người
09:45:00 26-01-2022 -
Đồng Tháp – tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
10:34:00 17-01-2022 -
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn…”
07:46:00 24-12-2021 -
Vài nét khái quát về tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh
14:35:00 20-12-2021 -
Thầy cô – người mở ra trí óc và chạm đến trái tim
09:57:00 20-11-2021 -
Quan điểm của Lênin về những người cộng sản và tư cách người cộng sản
09:54:00 18-11-2021 -
Nhà giáo thời 4.0
09:11:00 17-11-2021 -
Nâng cao nguồn nhân lực Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp
15:10:00 10-11-2021 -
Quan điểm của Karl Marx và Friedrich Engels về những người cộng sản
09:07:00 04-11-2021 -
Tăng cường công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng ở Đồng Tháp hiện nay
14:38:00 01-11-2021 -
Bàn về vai trò quy ước trong đời sống dân cư ở Việt Nam hiện nay
13:29:00 14-10-2021 -
Một số quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về lao động trẻ em
16:27:00 18-09-2021 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam”
08:07:00 16-09-2021 -
Quân dân Đồng Tháp chuẩn bị chống Pháp trong những ngày sau Cách mạng tháng Tám
15:17:00 01-09-2021 -
Đồng Tháp vững bước đi lên từ những ngày tháng Tám năm 1945
14:58:00 24-08-2021 -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - tượng đài của quân đội Việt Nam hiện đại
14:21:00 23-08-2021 -
Tinh thần thi đua ái quốc trong bối cảnh toàn dân chống dịch Covid-19 hiện nay
08:13:00 23-08-2021 -
Cần lắm sự đồng lòng
08:09:00 23-08-2021 -
Củng cố niềm tin đất Sen hồng sẽ vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục phát triển
13:44:00 18-08-2021 -
Thanh niên Đất Sen Hồng đồng lòng chống dịch
07:40:00 17-08-2021 -
Khái quát về dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước
15:22:00 16-08-2021 -
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
09:53:00 30-07-2021 -
Phát huy vai trò của gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen trong công tác dân vận
08:33:00 26-07-2021 -
Sử dụng mã nguồn mở DSpace để xây dựng thư viện số
10:22:00 19-07-2021 -
Đào tạo trực tuyến phát huy tính giao tiếp của người học ở các trường Chính trị
11:20:00 02-07-2021 -
Phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên trong tình hình dịch Covid-19
10:40:00 22-06-2021 -
Suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp người làm báo trong giai đoạn hiện nay
08:10:00 21-06-2021 -
Nâng cao hiệu quả tổ chức cuộc họp ở cơ sở
09:31:00 01-06-2021 -
Một số điểm nổi bật trong học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
13:59:00 17-05-2021 -
Những điều cần thiết đối với giảng viên tập sự
07:22:00 11-05-2021 -
Tinh thần ngày 30/4/1975 trong giai đoạn hiện nay
20:33:00 02-05-2021 -
Vài suy nghĩ về lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam xưa và nay
14:40:00 19-04-2021 -
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe theo lời Bác dạy
07:14:00 27-03-2021 -
Thanh niên Việt Nam trước thách thức của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
07:02:00 27-03-2021 -
Sự phát triển Học thuyết giá trị - lao động trước Marx và sự hoàn thiện của Marx
15:34:00 11-03-2021 -
Chính sách kinh tế mới – Nep, cách tiếp cận của Lênin đến Chủ nghĩa xã hội
08:27:00 08-03-2021 -
Hiến định về quyền của phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ
08:46:00 04-03-2021 -
Thực trạng đảm bảo pháp lý quyền con người đối với nhóm người dễ bị tổn thương
08:09:00 01-03-2021 -
Mùa dịch Covid – 19, cảm nhận y đức nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam
07:52:00 01-03-2021 -
Quan điểm về “giữ thế công” trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
15:16:00 18-02-2021 -
MÙA XUÂN LÀ TẾT TRỒNG CÂY LÀM CHO ĐẤT NƯỚC CÀNG NGÀY CÀNG XUÂN
07:59:00 17-02-2021 -
Mùa xuân đặc biệt
09:55:00 05-02-2021 -
CHÀO ĐÓN TẾT 2021 – NĂM TÂN SỬU TRỌN VẸN, BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC
14:40:00 04-02-2021 -
CON TRÂU TRONG VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM
10:37:00 04-02-2021 -
NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐẢNG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
14:50:00 03-02-2021 -
Hạnh phúc của dân tộc là mùa xuân bất tận của Đảng ta
15:16:00 02-02-2021 -
HIỀN TÀI VỚI TƯƠNG LAI DÂN TỘC
09:03:00 27-01-2021 -
VỮNG TIN VÀO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUA ĐẠI HỘI XIII
14:55:00 26-01-2021 -
Phát triển du lịch Làng hoa Sa Đéc – tầm nhìn, định hướng
09:45:00 26-01-2021 -
Giảng viên Trường Chính trị với việc đưa Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh vào bài giảng
14:10:00 19-01-2021 -
Sưu tầm một số sử liệu về năm Tân Sửu ở Việt Nam
15:35:00 13-01-2021 -
Sự thành lập các chi bộ Đảng ở tỉnh Đồng Tháp
08:11:00 12-01-2021 -
Tinh thần nhập thế trong các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ
13:58:00 07-01-2021 -
Giá trị trường tồn của tác phẩm “Đạo đức cách mạng”
07:58:00 05-01-2021 -
Tình hình tỉnh Sa Đéc khi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa I, năm 1946
07:49:00 05-01-2021 -
Một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
10:06:00 15-12-2020 -
Những điểm sáng từ giáo dục Mỹ Long
15:20:00 11-12-2020 -
Nông thôn Việt Nam đổi mới từ những chủ trương đúng đắn của Đảng
15:09:00 11-12-2020 -
Trao đổi về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hành chính
14:21:00 08-12-2020 -
Tìm hiểu về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
14:17:00 04-12-2020 -
Nhớ về một ngày mùa thu khói lửa (23/11/1940)
08:52:00 24-11-2020 -
Võ Trường Toản, một tấm gương nhà giáo
08:52:00 20-11-2020 -
Đôi dòng suy nghĩ về ngày Tri ân 20/11
15:01:00 17-11-2020 -
Tôn vinh Nhà giáo ở một số nước trên thế giới
14:52:00 17-11-2020 -
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020)
10:34:00 05-11-2020 -
Học tập và làm theo Bác từ những việc nhỏ nhất
15:36:00 14-07-2020