Xuất bản thông tin

null Tỉnh đoàn Đồng Tháp: Kỹ năng cơ bản của người cán bộ đoàn (Phần 1)

Chi tiết bài viết Tin tức sự kiện Trang bìa

Tỉnh đoàn Đồng Tháp: Kỹ năng cơ bản của người cán bộ đoàn (Phần 1)

1. Các kỹ năng cần thiết của Bí thư Chi đoàn

Là một Bí thư chi đoàn chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải làm như thế nào? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình làm thế nào để Chi đoàn mình ngày càng vững mạnh hơn chưa? Để làm được tốt công tác của một Bí thư Chi đoàn thì các bạn nên tham khảo một số kỹ năng sau:

            1.1. Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo:

 - Tham mưu với cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên, những vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ.

            - Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.

 - Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tác động, tổ chức sinh hoạt tư tưởng.

1.2. Kỹ năng điều hành, quản lý:

 - Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành, phân công phân nhiệm vụ cho ủy viên Ban chấp hành.

 - Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc, về tư tưởng.

 - Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định

1.3. Kỹ năng tổ chức hoạt động:

            - Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong trào

- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn.

            - Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động

- Tổ chức sinh hoạt trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc, ngâm thơ .

            - Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.

1.4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề:

 - Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như: chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên bản

 - Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn, Đảng.

1.5. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ:

            - Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.

            - Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên thanh niên.

            - Xác định vai trò vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn trong mối quan hệ với với Đoàn cấp trên, với cấp ủy, với các tổ tổ chức đoàn thể khác.

2. Kỹ năng trình bày của người cán bộ Đoàn

Trong rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ Đoàn, một kỹ năng không thể thiếu được đó là kỹ năng trình bày.

Để trình bày tốt một vấn đề đặt ra, người cán bộ Đoàn cần có các kỹ năng cụ thể sau:

+ Lắng nghe chăm chú

+ Diễn đạt đơn giản

+ Định nghĩa trong sáng, rõ ràng

+ Quan tâm đến phản ứng của người nghe

+ Gây ảnh hưởng

+ Giải quyết thắc mắc

Người cán bộ Đoàn là thủ lĩnh của Thanh niên, để làm tốt nhiệm vụ đó họ phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp hoạt động chính trị xã hội. Nắm vững phương pháp luận khoa học, có kiến thức xã hội đủ rộng. Thông thạo nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội và có kỹ năng công tác thanh thiếu niên.

Chúng ta đều biết, nghe thật tốt những ý người khác đang nói với chúng ta thì chúng ta mới có thể nói chuyện tốt được. Có ba yếu tố trong việc lắng nghe chăm chú đó là nghe - hiểu và vận dụng. Để hiểu được nghĩa chúng ta phải có một số kiến thức hoặc kinh nghiệm để có thể liên hệ với những điều mà chúng ta đang nghe. Nếu chúng ta có thể thiết lập được các mối liên hệ thì sự am hiểu của chúng ta sẽ phát triển và có được thông tin. Khi có được thông tin chúng ta nên vận dụng nó, có nghĩa là đặt thông tin vào trong từ ngữ với mối liên hệ với những điều đã biết. Điều đó thể hiện mức độ của sự am hiểu về thông tin mới.

Diễn đạt thông tin đơn giản có nghĩa sử dụng ngôn ngữ thông dụng bằng cách xây dựng những câu mang một thông điệp đơn giản. Các từ và câu càng đơn giản bao nhiêu thì người nghe càng dễ hiểu và dễ nắm bắt bấy nhiêu.

Định nghĩa trong sáng, rõ ràng có nghĩa là nếu trong khi đang nói chúng ta có thể làm rõ ý nêu ra thì rất có ích cho những người nghe. Có thể làm rõ những điều ta đang nói bằng cách đưa ra những ví dụ trực quan để minh họa.

Trong khi trình bày hãy quan tâm đến phản ứng của người nghe: Nếu người trình bày quan tâm đến phản ứng của người nghe bằng những biểu hiện cụ thể của họ như: sự mỉm cười, động tác gật đầu, vẻ không mệt mỏi... Thì bản thân người trình bày có thể điều chỉnh những điều họ đang nói để đáp ứng lại các phản ứng của người ngồi nghe một cách tích cực hơn. Người trình bày có thể dừng lại và bình luận về một phản ứng của người nghe, để người nghe được giải thích một cách rõ ràng hơn. Đây là cách tiếp cận tốt hơn nhiều so với việc bỏ qua những phản ứng kể cả với phản ứng tiêu cực của người  nghe.

Gây ảnh hưởng: Để mọi người chăm chú lắng nghe là một việc khó, nếu người trình bày không có sự tác động thêm vào để thu hút sự chú ý thì người nghe chỉ có thể tập trung lắng nghe trong vòng vài phút đầu. Để gây ảnh hưởng, cứ 05 phút một người trình bày nên đưa ra một câu nói tác động đến người nghe là điều rất quan trọng. Người nghe sẽ chăm chú lắng nghe nếu người trình bày nói với tốc độ khoảng 100 từ/ phút, nếu nhanh hơn tốc độ đó họ sẽ khó lắng nghe, còn chậm hơn thì người nghe sẽ cảm thấy sốt ruột. Với tốc độ trình bày như vậy, cho phép người trình bày có khoảng thời gian nhấn mạnh, ngắt quãng và tận dụng được khoảng thời gian im lặng. Giá trị của điều chúng ta nói ra là thông điệp gửi tới người nghe, giá trị của chúng ta nói là người nghe lắng nghe chăm chú và hiểu được thông điệp đó.

Giải quyết thắc mắc: Những người nghe có thể đặt câu hỏi với người trình bày, những câu hỏi này chủ yếu để người nghe khẳng định lại những hiểu biết của mình. Để giải đáp người trình bày cần đưa ra thêm nhiều thông tin cụ thể hơn là việc nhắc lại những điều đã nói. Điều quan trọng là nên giải quyết thắc mắc từ quan điểm thực tế của mỗi cá nhân.

Hiểu được kỹ năng trình bày và biết vận dụng nó một cách thường xuyên giúp người cán bộ Đoàn hoàn thành tốt hơn công việc của mình đặc biệt với vai trò là người thủ lĩnh của Thanh niên.

3. Kỹ năng nói trước công chúng

3.1. Đặt vấn đề

- Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cùng với các loại hình truyền thông khác, 'kỹ năng nói' ngày càng đóng vai trò tích cực. Muốn thuyết phục các bạn trẻ và công chúng nói chung, muốn truyền đạt các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương công tác của Đoàn, Hội, mỗi cán bộ Đoàn trường học bên cạnh việc biết viết và biết tổ chức các hoạt động, cần phải biết nói, hơn nữa cần biết nói hay, nói giỏi.

- Nói trước công chúng là một nghệ thuật có những quy tắc riêng. Biết tuân thủ những quy tắc ấy và kiên trì tập luyện thì ai cũng có thể thu được kết quả mong muốn.

- Nói trước công chúng có nhiều hình thức khác nhau:

+ Phát biểu ý kiến ngắn trước tập thể.

+ Tranh luận, thảo luận.

+ Tránh bày nội dung của một văn kiện, một chủ trương công tác.

+ Nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề.

+ Giảng bài.

Tuy nhiên, về mục đích thì lại thống nhất. Ai cũng muốn làm cho người khác hiểu ý mình, đồng ý tán thành ý kiến của mình, chăm chú lắng nghe và khen ngợi mình về sự sâu sắc của nội dung, về tài thuyết khách, tài hùng biện, khả năng dí dỏm, tích trí tuệ, tính lôgíc, hệ thống của bài nói, bài phát biểu...

Dưới đây là một hệ thống các quy tắc, đòi hỏi mỗi cán bộ Đoàn, Hội, muốn thành công, muốn nâng cao tay nghề trong việc thu phục các bạn trẻ thông qua ngôn ngữ nói, cần phải rèn luyện và tuân thủ.

3.2. Những quy tắc mang tính kỹ năng (có 12 Quy tắc)

            Quy tắc 1: Rèn luyện sự tự tin vào chính bản thân mình

Tự mình phán xét hay nhờ bạn thân nhận xét về khả năng của bạn.

Tăng cường quan hệ với những người tin bạn, tin ở sự thành công, tránh xa những kẻ hoài nghi, rèm pha.

            + Tập nói thường xuyên, lúc đầu nói ít, nói ngắn, sau quen dần sẽ nói nhiều hơn trong khoảng thời gian dài hơn.

            + Nhớ kỹ câu này: 'Tập đi rồi hãy tập chạy'. Thành công được một vài lần, sau rất dễ thành công.

            + Tìm thêm động lực bằng sự khích lệ của bạn bè.

 + Luôn luôn yêu cái thật, cái tốt, cái đẹp.

            + Nhớ rằng người nghe vốn sẵn có thiện cảm với diễn giả.

 + Đừng để ý nhiều đến dư luận. Biết dư luận để sửa các khuyết tật của mình là cần thiết, song từ đó lại kém tự tin, rụt rè thì có hại. Nên hiểu rằng: Dư luận cũng có khi sai, chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông.

 Quy tắc 2: Cần tuân thủ các bước khi chuẩn bị bài nói (diễn văn, bài nói chuyện, chuyên đề...)

 + Chọn đề tài mà bạn thấy thích thú và muốn nói trước công chúng.

 + Luôn nhớ tính nhất quán của vấn đề định trình bày, tìm mọi cách để đạt tới mục tiêu chính của đề tài.

            + Lập đề cương sơ bộ, bao gồm những ý chính cần nói.

+ Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách trả lời 6 câu hỏi sau đây: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Ra sao? Khi nào?.

            + Ghi chép ngay những ý mới xuất hiện trong đầu bạn.

 + Sắp xếp các ý một cách rõ ràng, rành mạch.

 + Lựa chọn nhiều chứng cớ, thí dụ để minh họa cho sinh động.

 + Phải biết tự hạn chế. Khi nào bỏ đi 5, 6 ý, chỉ giữ lại 3, 4 ý mà không thấy tiếc thì bài nói của bạn mới có hy vọng hấp dẫn người nghe.

            - Sắp sếp các ý phụ theo bố cục của các ý chính và có mối liên hệ tự nhiên với nhau.

 THẾ SANG (TCKT)