Xuất bản thông tin

null Thực hiện tiêu chí “công tác đào tạo, bồi dưỡng” theo chuẩn mức 1 tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp

Chi tiết bài viết Tin tức - Sự kiện

Thực hiện tiêu chí “công tác đào tạo, bồi dưỡng” theo chuẩn mức 1 tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp

ThS. Lê Thị Thanh Kiều

Khoa Lý luận cơ sở

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ rất vẻ vang cho hệ thống các trường Đảng, nay là trường Chính trị, Người nói: “Trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sĩ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản”[1]. Với trách nhiệm ấy, ngay từ “Khung Trường Đảng tỉnh” được Tỉnh ủy Sa Đéc thành lập vào cuối năm 1955 đến nay, qua nhiều lần đổi tên, sáp nhập với một số trường của tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đã góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước, yêu cầu về xây dựng trường chính trị chuẩn theo Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII), Lãnh đạo và viên chức nhà trường xác định rằng, phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Đảng ủy, Ban Giám hiệu lãnh đạo xây dựng kế hoạch, quán triệt và từng viên chức chủ động xác định mục tiêu thực hiện. Từ đó, tạo sự đồng thuận, đoàn kết phấn đấu xây dựng Trường Chính trị Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1.

Cùng với việc thực hiện đồng bộ các tiêu chí của trường Chính trị chuẩn, công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp được thực hiện theo đúng các quy định. Trong đó, hàng năm, Trường chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp và xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học. Qua đó, xác định chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, đảng viên của Huyện ủy, Thành ủy, các cơ quan, …. bảo đảm mở lớp hiệu quả.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng được Trường thực hiện theo quy định khung Chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt, khi xây dựng nội dung chương trình, Trường chú trọng nâng cao hiệu quả thông qua thực hiện phương châm gắn lý luận với thực tiễn. Vì vậy, nội dung chương trình thường xuyên cập nhật các chủ trương, nghị quyết mới, bổ sung các chuyên đề thực tiễn địa phương hoặc tổ chức học viên tham gia học tập thực tế.

Công tác tổ chức và phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường luôn được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ vì vậy, tạo sự đoàn kết, đồng thuận và hiệu quả cao. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được Trường triển khai thực hiện đầy đủ nên đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch mở lớp hàng năm. Qua đó, theo Quy định 11, trong 05 năm, tnăm 2019 đến tháng 6/2024, Trường đã mở tổng số 64 lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị[2], bảo đảm theo quy định tỷ lệ lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung và hệ không tập trung[3]; mở 229 các lớp hệ bồi dưỡng[4].

Cùng với việc bảo đảm về số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng và các quy định khác. Qua đó, để bảo đảm hiện thực quy chế, Trường chủ động rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và cụ thể hóa Quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về quản lý đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của Trường. Song song đó, Trường xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, được cập nhật kiến thức hàng năm, phương pháp giảng dạy hiện đại và các tiêu chí khác của trường Chính trị chuẩn theo đúng quy định. Thành công tiêu biểu nhất là Lãnh đạo Trường tạo điều kiện thuận lợi và bản thân giảng viên chú trọng học tập nâng cao trình độ. Đến tháng 6/2024 trong số 26 giảng viên/34 biên chế [5] thì có 05 tiến sĩ và 05 đang học nghiên cứu sinh, vượt so với quy định (90% có trình độ thạc sĩ); 25/26 giảng viên có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm (đạt 96,15%). Ngoài ra, sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng, Trường thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng. Các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có sự đồng thuận đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường đạt hiệu quả và xây dựng được cho đơn vị đội ngũ cán bộ chất lượng đạt từ khá trở lên.

Với những thành công trong tiêu chí về công tác đào tạo, bồi dưỡng này và các tiêu chí của trường Chính trị chuẩn mức 1, đến nay, Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành đạt 06 tiêu chí cơ bản và đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1. Toàn thể lãnh đạo, viên chức và học viên của Trường đang hân hoan tổ chức các hoạt động thiết thực để chào mừng Lễ công nhận trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1 sẽ diễn ra vào ngày 05/9. Thành công này là bước ngoặt quan trọng để Lãnh đạo và viên chức Trường tiếp tục phấn đấu hơn nữa và góp phần tốt hơn nữa vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cho tỉnh Đồng Tháp những “công bộc” xứng đáng với chức trách, nhiệm vụ được giao và góp phần xây dựng quê hương Đất Sen hồng ngày càng phồn vinh, tươi đẹp./

            TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

2.  Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp (2024), Báo cáo tự đánh giá trường chính trị đạt chuẩn mức 1, ngày 10/7/2024 của Trường Chính trị tỉnh Đ


[1] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, trang 95.

[2] Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và Trung cấp lý luận chính trị.

[3] 20 lớp hệ tập trung và 44 lớp hệ không tập trung (tỷ lệ 1 - 2,2).

[4] Bồi dưỡng ngạch chuyên viên; Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính; Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và các lớp bồi dưỡng, cập nhật ngắn ngày khác….

[5] 15 giảng viên chuyên trách và 11 giảng viên kiêm nhiệm.