Xuất bản thông tin

null Tăng cường sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền thành phố Sa Đéc đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Chi tiết bài viết SD_TINTUC

Tăng cường sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền thành phố Sa Đéc đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Thời gian qua, các hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố Sa Đéc được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác cải thiện, từng bước nâng cao điều kiện sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương. Phóng viên Đài truyền thanh thành phố Sa Đéc có cuộc phỏng vấn đồng chí Võ Thị Bình – UVBTV Thành ủy/Phó Chủ tịch UBND Thành phố/Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH Thành phố về những kết quả đạt được của hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Phóng viên: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố trong thời gian qua như thế nào?

Đồng chí Võ Thị Bình: Tín dụng chính sách xã hội góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, như xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc… Nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách, ngày 22-11-2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW.

 Ngay từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành; Thành ủy, UBND Thành phố đã tổ chức triển khai đến các Đảng ủy, chi bộ và đảng viên, bên cạnh h Description: https://thanhhoa.dcs.vn/tinhuy/Photos/2023-03/_w/19_LVj9KnDZVUGnMpol_jpg.jpg

àng năm UBND Thành phố cân đối ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH thực hiện cho vay, đã góp phần đổi mới về tư duy, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, giúp hoạt động tín dụng CSXH trên địa bàn ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững cả về quy mô và chất lượng.

Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến các khóm, ấp trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi. Đến nay tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 300 tỷ đồng. Có được kết quả này, cấp ủy, chính quyền thành phố Sa Đéc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Sự quan tâm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện các chương trình kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao tay nghề, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và thoát nghèo bền vững.

Đồng chí Võ Thị Bình – UVBTV Thành ủy/Phó Chủ tịch UBND Thành phố/Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH Thành phố

Phóng viên:  Vậy trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố trong thời gian qua có những khó khăn gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Võ Thị Bình: Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai tín dụng chính sách xã hội vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội còn hạn chế so với nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thực hiện các chương trình. Chất lượng tín dụng tuy đã được nâng cao, nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương; tại một số địa phương, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao; một số chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến tăng nợ quá hạn (chương trình cho vay xuất khẩu lao động, cho vay nhà trả chậm vùng đồng bằng sông Cửu Long…).

Nguyên nhân là do nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mức đầu tư vốn của Nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu của các chương trình mục tiêu giảm nghèo nói chung và tín dụng chính sách xã hội nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc bố trí nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội đôi khi bị động và chưa kịp thời. Một số địa phương chưa tập trung quan tâm đến công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, chưa có biện pháp cụ thể và tích cực để cải thiện chất lượng tín dụng. Diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, mưa lũ, sạt lở đất, xâm nhập mặn,… đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và đời sống, hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân, đặc biệt là hộ nghèo.

Để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới, tích cực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu tập trung vào một số chương trình trọng tâm phục vụ mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách bảo đảm “không ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình phát triển.

- Cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện, chính sách, pháp luật Nhà nước, trọng tâm là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng. Xác định lãnh đạo chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình kế hoạch, hoạt động thường xuyên của cấp ủy, chính quyền địa phương.

- Nâng chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Thành phố, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; Quán triệt nghiêm, cảnh giác về hoạt động “tín dụng đen”; tiếp tục tạo lập nguồn đặc biệt ưu tiên đảm bảo đủ vốn cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng định hướng nghị quyết, chỉ thị của Đảng. 

Phóng viên: Được biết, từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã có nhiều chuyển biến mới trong hoạt động tín dụng chính sách, theo đồng chí trong năm 2023 và những năm tiếp theo cấp ủy, chính quyền cần tập trung triển khai những công việc gì để hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng hiệu quả góp phần an sinh xã hội tại địa phương?

Đồng chí Võ Thị Bình: Để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW trong thời gian tới, tích cực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, Ban Thường vụ yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Tiếp tục quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Các cấp uỷ, chính quyền cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021 - 2025 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

- Bố trí đủ, kịp thời nguồn tài chính tín dụng chính sách xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021–2030; Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội; xác định đây là một nội dung công tác thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền các cấp.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hoá ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận uỷ thác của các tổ chức chính trị-xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Có thể bạn quan tâm