Xuất bản thông tin

null Nhiều giải pháp phát triển ngành hàng trái cây Đồng bằng sông Cửu Long

Trang chủ Nông nghiệp

Nhiều giải pháp phát triển ngành hàng trái cây Đồng bằng sông Cửu Long

Cùng với lúa gạo và thuỷ sản, trái cây cũng là ngành hàng thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với sản lượng trên 04 triệu tấn mỗi năm, trái cây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có mặt trên khắp thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Nhật.

Với các tiềm năng hiện có, ngành hàng này còn rất nhiều “dư địa” để phát triển, tạo ra giá trị gia tăng. Do đó, trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Startup lần thứ I – 2022 diễn ra tại Đồng Tháp, phiên thảo luận Chuyên đề “Chuyển đổi chuỗi trái cây Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới hiện đại, bền vững, phát thải thấp” vào sáng 20/12 thu hút sự quan tâm, tham dự của lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây trong và ngoài tỉnh.

Phiên thảo luận thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu

Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 12/2022, sản lượng 12 loại cây ăn trái chủ lực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, quýt, khóm, sầu riêng, nhãn, chôm chôm và mãng cầu ước đạt hơn 360.000 tấn, nâng tổng sản lượng cả năm 2022 ước đạt 4,15 triệu tấn.

Cùng với việc hội nhập quốc tế thành công, 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương được ký kết, trong đó có một số FTA thế hệ mới, nổi bật là CPTPP và EVFTA đã và sẽ tiếp tục mở đường cho nông sản, đặc biệt là trái cây thâm nhập thị trường thế giới.

Những loại trái cây chủ lực và sản phẩm chế biến từ trái cây

Những điều kiện thuận lợi trên mở ra cơ hội rất lớn cho ngành trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên ngành hàng này cũng đang đứng trước không ít thách thức khi phần lớn sản lượng trái cây được sản xuất dưới dạng ăn tươi, chế biến rất hạn chế nên cũng trở thành điểm yếu của hoạt động kinh doanh trái cây. Đối với nhiều loại trái cây, do thời gian bảo quản ngắn, dễ hư hỏng, tỷ lệ hư hỏng cao, điều kiện sơ chế và công nghệ sau thu hoạch kém nên gây nhiều bất tiện cho người trồng và người kinh doanh trái cây v.v.. Đây là những vấn đề bất cập được Tiến sĩ Bùi Hồng Quân – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinamit chỉ ra.

Trước nhiều thách thức đã được nhận diện, tại phiên thảo luận, các đại biểu đã nêu lên giải pháp để khai thác tiềm năng của ngành hàng thế mạnh này. Theo bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty Chánh Thu, đã đến lúc chúng ta cần định vị lại sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, trước mắt cần lựa chọn ra 05 sản phẩm trái cây là thế mạnh, có tiềm năng cao (có thể là sầu riêng, xoài, bưởi, chanh dây, dừa) để xây dựng chiến lược phát triển những loại trái này thành đại diện cho thương hiệu trái cây Việt Nam, làm tiền đề cho để phát triển sản phẩm “Made in Vietnam” trong 5 năm tới.

Đưa ra lời giải cho bài toán phát triển thương hiệu trái cây “Made in Vietnam”, bà Ngô Tường Vy khuyến nghị cần dựa trên 04 trụ cột chính: Nông nghiệp tử tế, nông nghiệp sáng tạo, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp bền vững. Trong đó, nông nghiệp tuần hoàn là mấu chốt quan trọng góp phần hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp hiện tại cũng như giảm đi các áp lực về môi trường ở mỗi địa phương, nâng cao được giá trị sản phẩm cho nông dân.

Tiếp lời bà Ngô Tường Vy, ông Nông Ngọc Trung – Tổng Giám đốc Công ty Cánh đồng vàng cho rằng, “chìa khoá” để mở cửa thị trường chính là phải tạo ra được những sản phẩm chất lượng, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu, mặt khác cần áp dụng công nghệ hiện đại để sản phẩm có giá thành cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại v.v..

Bà Lê Thị Thanh Thảo - Giám đốc quốc gia Tổ chức Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)
 tại Việt Nam giới thiệu mô hình xử lý, bảo quản trái cây

Dịp này, đại biểu cũng được nghe bà Lê Thị Thanh Thảo - Giám đốc quốc gia Tổ chức Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam giới thiệu về cách quản lý và kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật; xây dựng và ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn chuỗi cung ứng (Koltitrace); xây dựng và số hóa quy trình thao tác chuẩn (SOPs) trong sản xuất và xuất khẩu xoài; mô hình bảo quản, đóng gói và xuất khẩu; công nghệ mới về xử lý sau thu hoạch sử dụng fludioxonil v.v..

Những ý kiến, giải pháp được trình bày tại phiên thảo luận đã mở ra thêm nhiều cơ hội để phát triển ngành hàng trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có.

Như Ý

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>