Xuất bản thông tin

null Đồng Tháp sẵn sàng các điều kiện để hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản

Trang chủ Giao lưu và hợp tác đầu tư

Đồng Tháp sẵn sàng các điều kiện để hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản

Nhằm tiếp tục duy trì, mở rộng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung và Đồng Tháp - Nhật Bản nói riêng; đồng thời, chào mừng sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 29/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị hợp tác Đầu tư và Thương mại giữa tỉnh Đồng Tháp và doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chia sẻ một số thông tin về Hội nghị này.

Phóng viên: Thưa ông, đây là lần đầu tiên Đồng Tháp tổ chức xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản. Tỉnh kỳ vọng gì qua hội nghị này?

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND Tỉnh: Hội nghị hợp tác Đầu tư và Thương mại giữa tỉnh Đồng Tháp và Doanh nghiệp Nhật Bản được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Đây là sự kiện được chúng tôi trông chờ và kỳ vọng bấy lâu, giúp mở ra những cơ hội lớn cho sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản nói chung và phát triển giữa Đồng Tháp và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (bìa phải)
cảm ơn ông Ono Masuo - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã kết nối, hỗ trợ tỉnh tổ chức Hội nghị hợp tác này

Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với Campuchia thông qua 02 con sông Tiền, sông Hậu hiền hòa và 02 cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Là vựa lúa, trung tâm nông, thủy sản của cả nước, Đồng Tháp, được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng trên các lĩnh vực, nhất là về nông nghiệp, nhưng những năm qua gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong thu hút đầu tư.

Với phương châm: “Lấy doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng, niềm tin doanh nghiệp làm thước đo trong lãnh đạo”, Đồng Tháp là tỉnh duy nhất trong 15 năm qua được xếp trong tốp 5 cả nước về môi trương đầu tư và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Vì vậy, qua hội nghị này, chúng tôi kỳ vọng sẽ quảng bá, giới thiệu tiềm năng, hình ảnh địa phương, con người, môi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh Đồng Tháp, từ đó thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản đến đầu tư tại Đồng Tháp.

Phóng viên: Xin ông cho biết, những lĩnh vực nào Đồng Tháp ưu tiên kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản hợp tác lần này?

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND Tỉnh: Chuẩn bị cho hội nghị, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng danh mục các Dự án kêu gọi đầu tư để giới thiệu đối với các nhà đầu tư Nhật. Trong đó, có các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án đầu tư công nghiệp cơ khí, điện tử, chế biến bảo quản nông sản; các dự án chuyển đổi số; dự án thương mại, đô thị, du lịch và dự án cảng, vận tải và dịch vụ logistic.

Với những tiềm năng và lợi thế trên, cộng với sự thân thiện, đồng hành của chính quyền, nguồn lao động dồi dào, tin rằng, các lĩnh vực kêu gọi đầu tư sẽ nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản trong Hội nghị hợp tác Đầu tư và Thương mại lần này.

Phóng viên: Về mức độ sẵn sàng của các khu, cụm công nghiệp và hệ thống giao thông v.v. để thu hút đầu tư hiện nay như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND Tỉnh: Đồng Tháp đã quy hoạch 10 Khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp. Chúng tôi đã đưa vào hoạt động 03 khu công nghiệp, 16 cụm công nghiệp và cơ bản lắp đầy. Hiện tại, Đồng Tháp đã đầu tư hạ tầng cơ bản xong 01 Khu công nghiệp Tân Kiều (150 ha), 02 cụm công nghiệp: Trường Xuân, Tân Lập (70 ha); 02 khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước- Dinh Bà đủ điều kiện để kêu gọi các nhà đầu tư có nhu cầu đến đầu tư ngay.

Bên cạnh đó, cùng với những chính sách ưu đãi, thủ tục hành chính nhanh chóng, chính quyền thân thiện, đồng hành đã giúp địa phương thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh. Hiện tại, Đồng Tháp có trên 5.000 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế địa phương.

Mạng lưới giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ quan tâm đầu tư, hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm. Tỉnh Đồng Tháp đã khởi công xây dựng tuyến đường bộ Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu. Khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng Tháp chỉ còn 02 giờ đồng hồ, tạo thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp trong vùng. Ngoài ra, Đồng Tháp còn có các tuyến cao tốc: Cao Lãnh - Mỹ An; hệ thống giao thông thuỷ, với 02 bến cảng biển nằm bên bờ sông Tiền, sông Hậu và khu vực cảng biên giới của khu kinh tế cửa khẩu, giúp vận chuyển và mở ra vận hội hàng hóa đi các nơi được thuận tiện và dễ dàng.

Phóng viên: Nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng môi trường làm việc của doanh nghiệp nước ngoài luôn được nhà đầu tư quan tâm, Đồng Tháp có sự chuẩn bị như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND Tỉnh: Đồng Tháp có nguồn lao động trẻ dồi dào (trên 01 triệu lao động), trong đó, có hơn 73% đã qua đào tạo; đặc biệt, trong 07 năm qua, chúng tôi, đã đẩy mạnh chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài, với phương thức đi làm thuê về làm chủ. Đến nay, Đồng Tháp đã đưa trên 13.000 lao động, trong đó có trên 10.000 lao động đã và đang làm việc tại Nhật Bản.

Cùng với đó, tỉnh Đồng Tháp có nhiều chương trình hợp tác, trong đó có hợp tác với Nhật Bản (Trường Đại học Wakayama, Viện JAMWEI, Tập đoàn Something, Giáo sư Kazuo Watanabe v.v.) về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, lao động để nâng cao nguồn nhân lực của tỉnh ở nhiều lĩnh vực. Đây là nguồn lực mà chúng tôi đào tạo nhằm đáp ứng theo nhu cầu của các nhà đầu tư Nhật khi đến đầu tư tại Đồng Tháp.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
và ông Sato Kouichiro - Giám đốc Khối nước ngoài - Đại diện Tập đoàn Something
ký kết biên bản hợp tác, trước sự chứng kiến của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,
các sở, ngành tỉnh và phía Tập đoàn Something

Phóng viên: Đồng Tháp sẽ sử dụng sản phẩm đặc trưng của địa phương là xoài, sen để biến chúng thành điểm nhấn ngoại giao với đối tác Nhật Bản lần này, thưa Chủ tịch, ông nghĩ sao về điều này?

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND Tỉnh: Ý tưởng rất hay! Xoài và sen là 02 sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp, có nhiều tiềm năng phát triển. Đối với trái xoài cũng đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong nhiều năm qua. Hạt sen, củ sen hay ngó sen cũng được thị trường Nhật ưa chuộng.

Nhân hội nghị hợp tác lần này, tỉnh sẽ giới thiệu đến Ngài Tổng Lãnh sự Nhật Bản, các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản về các sản phẩm từ xoài, sen của Đồng Tháp. Tôi tin rằng, đây sẽ là trải nghiệm khó quên nếu một lần được thưởng thức hương vị thơm ngon, đặc trưng của nông sản vùng Đất Sen hồng.

Ông Phạm Thiện Nghĩa tặng tranh chân dung bằng lá sen Đồng Tháp
cho bà Akie Abe - phu nhân của cố Thủ tướng Shinzo Abe (Nhật Bản), Chủ tịch của FESCO

Không những vậy, chúng tôi còn có trên 300 sản phẩm OCOP được hình thành từ những tài nguyên bản địa, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đủ sức tham gia vào thị trường Nhật Bản cũng như các nước.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông và chúc cho Hội nghị hợp tác Đầu tư và Thương mại giữa tỉnh Đồng Tháp và doanh nghiệp Nhật Bản thành công tốt đẹp!

Nguyệt Ánh thực hiện

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>